Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường THPT Nguyễn Du: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Tạp Chí Giáo Dục

Là mt ngôi trưng năng đng, có nhiu hot đng phong trào đc sc, Trưng THPT Nguyn Du (Q.10, TP.HCM) đã và đang mang li cho hc sinh nhiu nim vui, ta như nhng “dopamine” hnh phúc sau nhng gi hc căng thng.


Thy trò Trưng THPT Nguyn Du cùng các ngh sĩ trong k nim 200 ngày mt Đi thi hào Nguyn Du
 

Hc đ biết, đ làm, đ sng, đ t khng đnh mình…

Tại Trường THPT Nguyễn Du, học sinh háo hức chờ đến giờ ra chơi, hòa mình vào không khí bùng nổ của những tiết mục nhảy Flash mob. Đây không chỉ là sân chơi thể thao lành mạnh mà còn là chất keo kết dính các thành viên trong lớp, xây dựng tình bạn đẹp, hạn chế bạo lực học đường…, được học sinh các khối lớp hào hứng tham gia. “17 tuổi rồi! Ai cũng có cái tôi muốn được khẳng định bản thân. Hãy chứng minh khả năng của mình, chứng minh con đường mình chọn là đúng, bằng năng lượng, tinh thần, ý chí. Tụi mình hãy biểu diễn một tiết mục chỉn chu, hoàn hảo, phải diễn để lấy lòng cả người khó tính nhất”; “Tụi mình đến với cuộc thi Flash mob năm cuối này là để vui… Mấy bạn cứ hình dung lớp mình được lọt vào chung kết, được bước lên sân khấu trong ngày 20-11 để trình diễn cho các thầy cô và mọi người tham dự hôm đó, tất cả phải đứng lên vỗ tay thán phục cho phần diễn của lớp mình”, là những bày tỏ đầy năng lượng tích cực được học sinh nhà trường chia sẻ.

Bên cạnh việc chú trọng tạo sân chơi rèn luyện thể thao cho học sinh, Trường THPT Nguyễn Du đã sớm mạnh dạn cho phép học sinh dùng điện thoại thông minh trong lớp học và thu được kết quả tích cực. Thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, suốt 5 năm qua trường đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học để phục vụ học tập, học nhóm dưới yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên để tra cứu, thảo luận. Trường cũng đã áp dụng rất hiệu quả việc kiểm tra thông qua phần mềm thực hiện trên máy tính, điện thoại…


Thy Hunh Thanh Phú gin d, gn gũi trong vai trò Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Du

Theo thầy Phú, trong các môn học đều phát sinh những yếu tố ngoài sách vở. Ví dụ như khi nói về nhân vật Hoạn Thư trong trích đoạn Truyện Kiều, giáo viên giảng dạy có thể sẽ chưa thể lột tả hết bản chất của nhân vật. Nhưng khi mở trích đoạn trên cải lương, học sinh thấy được bao quát hơn tính cách nhân vật. Hay ngay cả cơn bão vừa qua, thầy trò mở trên mạng thấy được quy mô, đường đi và tầm ảnh hưởng của cơn bão… Ngoài kiến thức, đó còn là các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và khơi dậy xúc cảm tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm đồng bào. Hay khi không đủ những hóa chất để làm phản ứng hóa học, học sinh có thể xem trên Youtube những clip thực hành. Việc sử dụng điện thoại để hỗ trợ đã làm cho tiết học khơi dậy đam mê, yêu cuộc sống, yêu môn học. Khi truy cập không nhất thiết phải mỗi học sinh một điện thoại, mà có thể 4-5 học sinh dùng chung một cái để tham gia trả lời câu hỏi thảo luận nhóm.


Thy Hunh Thanh Phú trong vai trò MC Én vàng hc đưng mùa 3 năm 2020

Hiện tại, Trường THPT Nguyễn Du đã lắp đặt hệ thống wifi phủ sóng toàn trường, giúp học sinh có thể truy cập thông tin một cách dễ dàng hơn. Nhiều lớp học được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, máy chiếu projector, màn hình kết nối internet, bảng tương tác thông minh…, giúp giáo viên, học sinh có thể tương tác nhiều hơn, đem đến những bài học sinh động, thú vị.

Trước những nghi ngại việc học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích riêng trong lớp học, thầy Phú cho rằng, học sinh được phép sử dụng điện thoại hay không đều dưới sự cho phép và hướng dẫn của giáo viên. Nếu vi phạm, đã có các quy định của nhà trường để xử lý. Nhà trường, giáo viên cần có cái nhìn tích cực để hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, chứ chỉ nhìn vào khó khăn, lo ngại thì không thể làm điều gì thay đổi được. “Nhà trường ban hành quy định rất chặt về điều này. Nếu giáo viên hoặc bộ phận quản lý học sinh phát hiện học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không đúng quy định sẽ “giam” điện thoại đến hết học kỳ. Khi thầy cô hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại văn minh, biến điện thoại thông minh thành một dụng cụ học tập với chế tài quản lý tốt sẽ tốt hơn là để các em tự lén lút sử dụng, truy cập vào các trang web xấu”.


Cô Lê Hoàng Anh (th hai t phi qua) chp hình cùng hc sinh

Không chỉ đổi mới trong phương pháp giảng dạy, trong suốt một năm học, Trường THPT Nguyễn Du còn tổ chức nhiều sự kiện đa dạng, đan xen, mở ra cho học sinh những sân chơi trải nghiệm bổ ích, được giao lưu với các khách mời, ca sĩ nổi tiếng, đem lại cho các em sự tự tin trong giao tiếp, sự tự hào khi là một thành viên của Endee- (Trường THPT Nguyễn Du). Đội ngũ giáo viên nhà trường là người truyền cảm hứng học tập, luôn tìm tòi những cái mới để thay đổi cách dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bằng sự nhiệt huyết, nhà trường nhận được sự đồng hành, ủng hộ của phụ huynh học sinh, hướng tới tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.

Mỗi thầy cô là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

Thực hiện phong trào mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, cô Lê Hoàng Anh (GVCN lớp 12A6, Trường THPT Nguyễn Du) đã vượt qua gần 400 giáo viên trên cả nước với nhiều vòng khảo sát kỹ năng, năng lực chuyên môn, xuất sắc trở thành một trong 7 giáo viên trúng tuyển Chương trình học Fulbright Teaching Excellence and Achievement (TEA). Đây là chương trình học tập 6 tuần tại Mỹ vào năm 2021, được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bao gồm các hội thảo về phát triển chương trình giảng dạy, thiết kế bài giảng, ứng dụng công nghệ giảng dạy và phương pháp giảng dạy mới. Học viên tham gia có cơ hội thực tập tại trường trung học Hoa Kỳ, hợp tác với giáo viên và sinh viên Hoa Kỳ, mang đến cơ hội trao đổi văn hóa giữa hai nước.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du trong mt sân chơi k năng do nhà trưng t chc

Đây là niềm vui của cô Lê Hoàng Anh và cũng là niềm tự hào của Trường THPT Nguyễn Du. Cô Hoàng Anh là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm, đã có chứng chỉ IELTS 8.0. Nhiều lứa học trò rất yêu quý cô, khâm phục tinh thần cầu tiến, tự học của cô. Những tấm gương như vậy có giá trị và sức lan tỏa hơn ngàn lời nói. Người thầy chính là nhân tố căn bản, quan trọng trong việc đổi mới giáo dục và đào tạo, đòi hỏi người trí thức nói chung và người thầy nói riêng phải vận động theo nhu cầu của thực tiễn, trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh. Nhưng công nghệ vẫn chỉ là công cụ hỗ trợ. Công nghệ không thể thay thế con người, nhưng nó có thể đào thải nếu người thầy không bắt kịp hơi thở của thời đại.

Thanh Phúc

Bình luận (0)