“Chúng tôi đang thiếu hàng trăm nghìn bộ sách giáo khoa ở tất cả các cấp và tài liệu giảng dạy của giáo viên nhưng chưa có nơi nào ủng hộ học sinh,” ông Mai Trọng Bình, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình chia sẻ.
Đây cũng là tình hình chung của ngành giáo dục các tỉnh vùng lũ. Hàng trăm nghìn bộ sách giáo khoa bị lũ cuốn trôi, hàng nghìn trường học ngập sâu, hàng chục nghìn bộ bàn ghế bị hư hỏng nặng, thư viện và đồ dùng học tập chìm trong biển nước.
Thầy và trò học sinh vùng lũ đang nỗ lực nạo vét bùn đất, dọn dẹp trường học để tiếp tục tới lớp, nhưng sách vở, đồ dùng học tập vẫn là một bài toán nan giải với ngành giáo dục các tỉnh này.
Thầy và trò học sinh vùng lũ đang nỗ lực nạo vét bùn đất, dọn dẹp trường học để tiếp tục tới lớp, nhưng sách vở, đồ dùng học tập vẫn là một bài toán nan giải với ngành giáo dục các tỉnh này.
Học sinh rốn lũ miền Trung đang cố "cứu" sách giáo khoa bị ướt.
Quảng Bình: Thiếu khoảng 150.000 bộ sách giáo khoa
Ông Mai Trọng Bình cho biết, hai đợt lũ liên tiếp đã khiến cho khoảng 170 trường của tỉnh ngập sâu trong nước, 67% bàn ghế bị hư hỏng, bửa bục nham nhở. Hầu hết tường rào của các trường này bị đổ sập do không được xây dựng kiên cố.
Do nước lũ lên nhanh, lại diễn ra vào ban đêm và là ngày cuối tuần nên các trường không chạy kịp thiết bị. Tài liệu giảng dạy, thư viện ở nhiều nơi vì thế giờ chỉ còn là một đống giấy vụn trộn trong bùn đất.
Về sách giáo khoa, theo thống kê chưa đầy đủ của các phòng giáo dục và đào tạo của tỉnh, có khoảng 150.000 bộ sách của học sinh đã bị nước lũ cuốn trôi.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, theo ông Bình, chưa có đơn vị nào tài trợ sách giáo khoa hay tài liệu giảng dạy cho Quảng Bình. Ngay khi nước rút, cả thầy và trò đang nỗ lực dọn bùn đất để có thể tiếp tục việc học một cách sớm nhất, nhưng các em đang phải đối mặt với tình trạng “đi cày” mà không có “trâu.”
Khó khăn chồng chất nhưng theo ông Bình, còn một điều đáng lo ngại không kém là việc ở nhiều trường, hồ sơ của học sinh bị hư hỏng nặng, từ học bạ, bảng điểm, những giấy tờ, chứng từ… “Những bộ hồ sơ bị ướt còn có thể cứu vãn nhưng nếu bị nhòe chữ, bị lẫn bùn hoặc các trang dính chặt vào nhau do ướt giấy thì đành chịu. Bảng điểm, học bạ của học sinh là kết quả của cả một quá trình nên khắc phục điều này không đơn giản,” ông Bình lo lắng nói.
Hà Tĩnh: 100% học sinh toàn tỉnh phải nghỉ học
Theo ông Ngô Thế Lý, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, đợt đỉnh lũ vừa qua đã khiến cho 100% học sinh toàn tỉnh đã phải nghỉ học.
Đợt lũ lịch sử mà theo người dân nơi đây là chưa từng thấy, đã nhấn chìm 358 trường của Hà Tĩnh chìm dưới độ sâu từ một mét trở lên. 10.000 bộ bàn ghế hư hỏng, 9.000 mét tường rào bị đổ, 13.000 căn hộ và hàng trăm nghìn nhà nội trú của giáo viên bị hư hại.
Hà Tĩnh đang thiếu hàng trăm nghìn bộ sách giáo khoa các cấp.
Và đau xót hơn, đã có 6 học sinh Hà Tĩnh thiệt mạng trong lũ dữ, trong đó có 2 em đang trên đường đi đến trường.
Nặng nhất là thiệt hại ở hai tỉnh Hương Khê và Vũ Quang khi cả hai huyện này của Hà Tĩnh đều chìm trong biển nước.
Hiện ở Hà Tĩnh đã tạnh mưa, ban ngày trời nắng ráo. Thầy và trò đang tích cực dọn bùn đất. Theo ông Lý, kinh nghiệm khắc phục lũ lụt nhiều năm cho thấy, việc dọn bùn đất trong các lớp học phải hết sức khẩn trương và nên thực hiện khi bùn còn nhão. “Bùn khô, đất bó lại thì việc đẩy bùn ra khỏi phòng học sẽ khó khăn vất vả và tốn công sức hơn,” ông Lý chia sẻ.
Dự kiến, nếu trời tiếp tục tạnh ráo thì trong tuần sau, học sinh cả tỉnh sẽ đi học trở lại. Sở cũng đã chỉ đạo các trường bố trí học bù để đảm bảo chương trình.
Nghệ An: 4 học sinh thiệt mạng
Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, ngay khi lũ về, Sở đã chỉ đạo các trường chủ động, tùy tình hình địa phương, cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Dù số trường bị ngập là hơn 300 trường nhưng do nước lũ rất lớn, phong tỏa các ngả đường và cô lập nhiều khu vực nên ngày cao điểm (20/10), có tới 956 trường của tỉnh đã phải nghỉ học.
Nước lũ cũng đã làm cho 4 học sinh Nghệ An thiệt mạng, trong đó có hai em ở huyện Nghi Lộc, một em ở Nam Đàn và một em ở huyện Nghĩa Đàn.
Do có sự phối hợp với chính quyền địa phương tập trung mọi nguồn lực để khắc phục cơ sở vật chất, nhất là dọn vệ sinh môi trường, tránh dịch bệnh nên hôm nay, nhiều nơi, học sinh đã đi học trở lại.
Tuy nhiên, ở hai huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Hưng Nguyên và Nam Đàn, 2/3 số trường vẫn đang bị ngập. Để cứu trợ cho học sinh hai huyện này, Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Nghệ An đã quyết định tài trợ toàn bộ sách giáo khoa cho các em.
“Nhưng hàng trăm học sinh ở các huyện khác vẫn đang khát sách,” ông Hoàn trăn trở.
Ông Mai Trọng Bình cho biết, hai đợt lũ liên tiếp đã khiến cho khoảng 170 trường của tỉnh ngập sâu trong nước, 67% bàn ghế bị hư hỏng, bửa bục nham nhở. Hầu hết tường rào của các trường này bị đổ sập do không được xây dựng kiên cố.
Do nước lũ lên nhanh, lại diễn ra vào ban đêm và là ngày cuối tuần nên các trường không chạy kịp thiết bị. Tài liệu giảng dạy, thư viện ở nhiều nơi vì thế giờ chỉ còn là một đống giấy vụn trộn trong bùn đất.
Về sách giáo khoa, theo thống kê chưa đầy đủ của các phòng giáo dục và đào tạo của tỉnh, có khoảng 150.000 bộ sách của học sinh đã bị nước lũ cuốn trôi.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, theo ông Bình, chưa có đơn vị nào tài trợ sách giáo khoa hay tài liệu giảng dạy cho Quảng Bình. Ngay khi nước rút, cả thầy và trò đang nỗ lực dọn bùn đất để có thể tiếp tục việc học một cách sớm nhất, nhưng các em đang phải đối mặt với tình trạng “đi cày” mà không có “trâu.”
Khó khăn chồng chất nhưng theo ông Bình, còn một điều đáng lo ngại không kém là việc ở nhiều trường, hồ sơ của học sinh bị hư hỏng nặng, từ học bạ, bảng điểm, những giấy tờ, chứng từ… “Những bộ hồ sơ bị ướt còn có thể cứu vãn nhưng nếu bị nhòe chữ, bị lẫn bùn hoặc các trang dính chặt vào nhau do ướt giấy thì đành chịu. Bảng điểm, học bạ của học sinh là kết quả của cả một quá trình nên khắc phục điều này không đơn giản,” ông Bình lo lắng nói.
Hà Tĩnh: 100% học sinh toàn tỉnh phải nghỉ học
Theo ông Ngô Thế Lý, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, đợt đỉnh lũ vừa qua đã khiến cho 100% học sinh toàn tỉnh đã phải nghỉ học.
Đợt lũ lịch sử mà theo người dân nơi đây là chưa từng thấy, đã nhấn chìm 358 trường của Hà Tĩnh chìm dưới độ sâu từ một mét trở lên. 10.000 bộ bàn ghế hư hỏng, 9.000 mét tường rào bị đổ, 13.000 căn hộ và hàng trăm nghìn nhà nội trú của giáo viên bị hư hại.
Hà Tĩnh đang thiếu hàng trăm nghìn bộ sách giáo khoa các cấp.
Và đau xót hơn, đã có 6 học sinh Hà Tĩnh thiệt mạng trong lũ dữ, trong đó có 2 em đang trên đường đi đến trường.
Nặng nhất là thiệt hại ở hai tỉnh Hương Khê và Vũ Quang khi cả hai huyện này của Hà Tĩnh đều chìm trong biển nước.
Hiện ở Hà Tĩnh đã tạnh mưa, ban ngày trời nắng ráo. Thầy và trò đang tích cực dọn bùn đất. Theo ông Lý, kinh nghiệm khắc phục lũ lụt nhiều năm cho thấy, việc dọn bùn đất trong các lớp học phải hết sức khẩn trương và nên thực hiện khi bùn còn nhão. “Bùn khô, đất bó lại thì việc đẩy bùn ra khỏi phòng học sẽ khó khăn vất vả và tốn công sức hơn,” ông Lý chia sẻ.
Dự kiến, nếu trời tiếp tục tạnh ráo thì trong tuần sau, học sinh cả tỉnh sẽ đi học trở lại. Sở cũng đã chỉ đạo các trường bố trí học bù để đảm bảo chương trình.
Nghệ An: 4 học sinh thiệt mạng
Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, ngay khi lũ về, Sở đã chỉ đạo các trường chủ động, tùy tình hình địa phương, cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Dù số trường bị ngập là hơn 300 trường nhưng do nước lũ rất lớn, phong tỏa các ngả đường và cô lập nhiều khu vực nên ngày cao điểm (20/10), có tới 956 trường của tỉnh đã phải nghỉ học.
Nước lũ cũng đã làm cho 4 học sinh Nghệ An thiệt mạng, trong đó có hai em ở huyện Nghi Lộc, một em ở Nam Đàn và một em ở huyện Nghĩa Đàn.
Do có sự phối hợp với chính quyền địa phương tập trung mọi nguồn lực để khắc phục cơ sở vật chất, nhất là dọn vệ sinh môi trường, tránh dịch bệnh nên hôm nay, nhiều nơi, học sinh đã đi học trở lại.
Tuy nhiên, ở hai huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Hưng Nguyên và Nam Đàn, 2/3 số trường vẫn đang bị ngập. Để cứu trợ cho học sinh hai huyện này, Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Nghệ An đã quyết định tài trợ toàn bộ sách giáo khoa cho các em.
“Nhưng hàng trăm học sinh ở các huyện khác vẫn đang khát sách,” ông Hoàn trăn trở.
Theo Vietnam+
Bình luận (0)