Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhiều đại học trắng thư viện

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

21 sinh viên chung nhau một chỗ ngồi trên thư viện, thậm chí nhiều trường đại học, cao đẳng trắng thư viện. Sinh viên phải học chay không khác gì… phổ thông cấp 4. 

Căn phòng hơn 10 m2 là thư viện của sinh viên thuộc bốn khoa Đại học Dân lập Đông Đô . Ảnh: Đỗ Hợp
Trắng thư viện
Sinh viên trường Cao đẳng Bắc Hà học tại cơ sở 2 (xóm 1 – Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội) được coi là những sinh viên nhiều… “0”. Họ cho biết, sau giờ lên giảng đường, chỉ học với ở phòng trọ, không có thư viện, không giáo trình (tự mua sách cho môn học).
SV Đào Thị Linh, Khoa Quản lý thiết bị, Cao đẳng Văn Lang cho hay, trường không có thư viện mà chỉ có hai phòng lưu khoảng 200 đầu sách cũ. “Không có giáo trình hay sách tham khảo. Học đến môn nào, giảng viên giới thiệu giáo trình, SV phải tự mua. Không biết bao giờ mới có thư viện, nhà trường đang kêu gọi sinh viên có sách thì góp cho trường” – Linh nói.
Tôi nghĩ, nhà nước cho mở trường thì phải xem xét cơ sở vật chất của trường đó có đáp ứng được nhu cầu của sinh viên hay không. Không có thư viện hay phòng thí nghiệm, sinh viên học chay, thì đừng nói đến chất lượng đào tạo. – PGS. TS Trần Văn Ba 

Nhiều sinh viên các trường ở Hà Nội như Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hà Nội, Đại học Dân lập Đông Đô cũng phản ánh chưa bao giờ biết đến thư viện của trường. Bởi ngay đến địa điểm học trường cũng phải đi thuê.

“Địa điểm học ở phố Tôn Thất Tùng không phải là trụ sở chính của trường nên cũng không có thư viện cho sinh viên ngồi học, đọc tài liệu. Ngay đến thư viện của trường ở trụ sở chính số 8 Nguyễn Công Hoan có cũng như không vì chỉ có một khoa học ở đó”, SV Nguyễn Thị Chuyên, Đại học Dân lập Đông Đô nói.
Địa điểm trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải Thăng Long có hai dãy nhà với vài chục phòng học nhưng là nơi cắm chốt của nhiều trường vừa đại học và cao đẳng. Sinh viên trường này học thì trường kia nghỉ (chia theo ca học).
Nhiều sinh viên than thở: “Ngay cả phòng học cũng phải đi thuê thì lấy đâu thư viện cho sinh viên học tập và nghiên cứu”.
Là một trong những trường hàng đầu, song Đại học Bách Khoa Hà Nội chỉ có một thư viện với 770 chỗ ngồi, trong khi có tới hơn 25.000 sinh viên.
“Nhiều quyển sách đắt đỏ, sinh viên làm sao có tiền mua nổi. Với các trường kỹ thuật, càng không thể học chay, không có thư viện thì sinh viên lấy đâu ra tài liệu để học”- Đỗ Văn Đăng, sinh viên năm 4 của ĐH Bách Khoa phản ánh.
21 sinh viên một chỗ ngồi
Cục Cơ sở vật chất của Bộ GD& ĐT cho biết thêm, tính trung bình, 21,2 sinh viên mới có một chỗ ngồi ở thư viện. Trong số 196 đại học, cao đẳng, 24 trường không có thư viện truyền thống; 119 trường không có thư viện điện tử.
“Đây là con số đáng báo động đối với giáo dục đại học Việt Nam. Bởi các trường đại học trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn, trái tim của mình”, Cục trưởng Cơ sở vật chất – Bộ GD&ĐT Trần Duy Tạo nhìn nhận.
Không chỉ thiếu về cơ sở, thư viện của các trường đại học, cao đẳng còn kém về chất lượng. Trong tổng số gần 200 thư viện được Bộ GD&ĐT khảo sát, chỉ có gần 39% thư viện áp dụng các tiêu chuẩn về thư viện hiện có ở Việt Nam hoặc trên thế giới; hơn 34% sử dụng các phần mềm trong quản lý thư viện.
PGS, TS Trần Văn Ba – Phó Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội nhận xét, ở bậc đại học, việc tự học của SV rất quan trọng, do vậy các trường phải có thư viện, đặc biệt là đối với các trường phấn đấu thành trường ĐH nghiên cứu.
“Khó có thể hình dung một trường đại học, cao đẳng mà không có thư viện, và những trường đó cũng chỉ như trường… phổ thông cấp 4. Tôi dám chắc, không có thư viện thì kết quả đào tạo của trường không thể cao được”, ông Ba nói.
Đỗ Hợp / TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)