Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2011

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bộ GD-ĐT vừa công bố cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2011 với điểm mới như sau: kỳ thi năm nay sẽ có 2 buổi thi đối với các môn toán, lí, hóa, sinh, tin học và 1 buổi thi đối với các môn văn, sử, địa, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc. Đối với các môn thi 1 buổi thì cấu trúc của đề thi giữ nguyên như năm 2010, riêng các môn thi 2 buổi thì cấu trúc của đề thi có một số các thay đổi như sau: Môn toán: Đề thi ngày thứ nhất gồm 4 bài toán, trong đó có một bài về phân môn đại số; một bài về phân môn giải tích; một bài về phân môn hình học và một bài về phân môn tổ hợp. Đề thi ngày thứ hai gồm 3 bài toán, trong đó có 1 bài về phân môn đại số; 1 bài về phân môn số học và 1 bài về phân môn tổ hợp hoặc hình học. Môn lý: đề thi của mỗi ngày gồm không quá 5 câu. Nội dung đề thi ngày thứ nhất thuộc các phần cơ, nhiệt, điện, quang, vật lí nguyên tử; nội dung đề thi ngày thứ hai thuộc các phần cơ, nhiệt, điện, quang, vật lí nguyên tử và phương án thực hành. Môn hóa: đề thi mỗi ngày gồm từ 5 đến 7 câu. Nội dung gồm vấn đề như cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; liên kết hóa học, tinh thể, các loại phản ứng hóa học; nhiệt động học hóa học, động hóa học, điện hóa học; nguyên tố hóa học và các hợp chất của chúng; dung dịch và sự điện li, các phản ứng xảy ra trong dung dịch, pH của dung dịch; phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch; đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, hóa học lập thể, tính chất vật lí, tính axit-bazơ của các chất hữu cơ; phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng… Môn sinh gồm: tế bào học (phần 1: cấu tạo và chức năng); vi sinh học; thực vật học; sinh học thực vật; sinh học người và động vật; tế bào học (phần 2: sinh học phân tử); di truyền học; tiến hóa; sinh thái học. Môn tin học: đề thi mỗi ngày gồm 3 bài toán, cụ thể như sau: bài toán có độ khó trung bình về giải thuật, cấu trúc dữ liệu và cài đặt; bài toán có độ khó trên trung bình về giải thuật, cấu trúc dữ liệu và cài đặt; bài toán có độ khó cao cả về giải thuật, cấu trúc dữ liệu lẫn cài đặt.
T.B

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)