Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Trò chơi dân gian đang dần bị quên lãng

Tạp Chí Giáo Dục

Bn bi, trn tìm, ô ăn quan, nhy lò cò, bt mt bt dê, rng rn lên mây… là nhng trò chơi dân gian quá đi quen thuc, gn lin tui thơ vi các thế h 8x, 9x. Nhưng hin nay li chng còn my ai nh đến hung chi là gi gìn, phát huy. Thay vào đó là thi đi ca công ngh, các trò chơi đin t trên đin thoi thông minh, laptop lên ngôi, các trò chơi dân gian đang dn rơi vào lãng quên.


Trò nhy sp ti Yên T

Trò chơi dân gian ra đời từ thời xa xưa, xuất phát từ cuộc sống của những người lao động, người nông dân, sau đó phát triển và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cha mẹ chỉ cho con cái và anh chị em trong nhà, trẻ con làng xóm tụ tập cùng nhau chơi nhảy lò cò dưới sân, chơi banh đũa… Những trò chơi này đã trở thành món ăn tinh thần, công cụ giải trí của người Việt Nam trong suốt sự tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ.

Các trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần mang tính giải trí mà còn đòi hỏi sự tư duy, sự nhanh nhạy. Trò chơi giúp các em xích lại gần nhau hơn, tạo sự mạnh dạn thể hiện trong mỗi cá thể, trẻ em có thể học được tinh thần tập thể, học được cách giao lưu, chia sẻ, cùng những kỹ năng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tự nhiên.


Trò chơi ô ăn quan

Trò chơi dân gian đã mang lại nhiều lợi ích, vừa hun đúc tâm hồn người Việt, vừa rèn luyện tinh thần thể chất. Nhưng dù có tác động mạnh mẽ như thế nào cũng không bằng sự phát triển của thời đại. Hiện nay tại các ngôi nhà, con đường, ngõ xóm, sân trường không còn bắt gặp những hình ảnh quen thuộc này.

Trẻ con tại các khu chung cư có lối sống kín đáo, đề cao tính riêng tư nên hiếm khi rủ nhau đi chơi như những thời trước. Tại các trường học thì giờ ra chơi quá ngắn, chương trình học ngày càng nặng, ngoài việc học trên trường nhiều em phải đi học thêm các lớp năng khiếu, các môn phụ đạo, học thêm về thì lại dành thời gian làm bài tập, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, kể cả có là thứ bảy, chủ nhật cũng không được nghỉ nên chẳng có nhiều thời gian vui chơi.


Trò chơi banh đũa

Phụ huynh là những người thuộc thế hệ trước thì lại quá bận rộn với việc mưu sinh, cơm áo gạo tiền, nên chẳng còn thời gian để hướng dẫn con mình chơi các trò chơi xưa. Để con mình có thể ngồi yên, ngoan ngoãn ăn cơm, tránh xa các hoạt động làm đổ mồ hôi, bẩn quần áo, sợ con mình bị té ngã, gặp nguy hiểm, nhiều phụ huynh đã sử dụng điện thoại di động để dỗ con, bù đắp sự thiếu quan tâm và thay vì tự mình vận động thân thể, tìm tòi các trò chơi ngoài đời thực thì những đứa trẻ ấy chỉ biết ngồi im một chỗ, cúi đầu nhìn vào màn hình điện thoại, đắm chìm mình vào thế giới ảo, chơi các trò chơi bạo lực, xem các video độc hại ngày qua ngày rồi dần khép mình lại, không còn muốn đi gặp bạn bè, hình thành nhiều vấn đề tâm lý như tự ti, ngại giao tiếp, tính cách bạo lực, trầm uất…

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, hình thức học online ra đời đòi hỏi mỗi em học sinh đều phải có một thiết bị điện tử, cộng thêm việc, các em không được ra khỏi nhà, dẫn đến tình trạng trẻ em ăn, ngủ, học, sống cùng chiếc điện thoại, laptop. Trên chiếc điện thoại ấy có biết bao nhiêu trò chơi thú vị, có biết bao nhiêu video hay ho thì các trò chơi dân gian làm sao có thể sánh bằng được.

Đồng ý rằng, nhiều trò chơi trên điện thoại có thể giúp trẻ em phát triển được khả năng tư duy, trí tuệ, nhiều trò chơi dân gian chứa sự bạo lực, nguy hiểm. Nhưng để có thể phát triển các trò chơi dân gian một cách lâu dài thì ta phải phân biệt được, những trò tốt, trò xấu. Các trò xấu, mang tính bạo lực chúng ta có thể xóa bỏ trong một thời gian ngắn, nhưng những tật xấu như nghiện điện thoại, những video vô bổ, độc hại trên YouTube thì không thể nào cấm hay bài trừ ngay được, thậm chí đây là điều không thể.


Hình nh minh ha

Có thể thấy, việc gìn giữ các trò chơi dân gian là điều hết sức cần thiết, không chỉ đơn giản là gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa Việt, văn hóa phi vật thể, mà còn phát huy bản sắc dân tộc. Trong công cuộc phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, việc duy trì trò chơi dân gian trong các trường học, làng xóm hay tại các lễ hội song song với việc hiện đại hóa đất nước sẽ giúp Việt Nam vẫn giữ được nét riêng, nét độc đáo, gợi lên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và nguồn hào khí nước non.

Việc duy trì và phát triển các trò chơi dân gian trong thời đại hiện nay là việc rất khó khăn, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, phường, xã và mỗi người dân cùng đồng hành. Đối với trẻ em, phụ huynh trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc truyền dạy lại các trò chơi dân gian đó, phụ huynh là người thân cận, gắn bó trong giai đoạn nhận thức, tìm hiểu về thế giới xung quanh và có đủ nhận thức tốt để phân biệt được đâu là trò tốt để hướng dẫn, trò xấu, đem đến nguy hiểm thì loại bỏ, nghiêm cấm.

Tại các tổ dân phố, ủy ban phường xã nên đưa các trò chơi vào những đợt sinh hoạt hè, giải thích, phổ biến ý nghĩa của các trò chơi đến với trẻ. Về phía nhà trường, thầy cô tăng cường và chọn lọc để lồng ghép các trò chơi vào những giờ giải lao, giờ thể dục, hay vào những ngày truyền thống. Ngoài ra các cơ quan Nhà nước ban hành thêm các chính sách bảo tồn, các chiến lược khôi phục, đầu tư kinh phí đưa trò chơi dân gian đến gần với người dân hơn. Việc đưa trò chơi dân gian vào những dịp lễ hội ở làng, xã vừa mang tính giáo dục, vừa rèn luyện con người vừa tạo cơ hội cho ngành du lịch phát triển, đem lại kinh tế cho địa phương, đất nước.

Chúng ta tin rằng, với sự nhất trí của mỗi người dân, sự đồng hành của chính quyền, các cơ quan Nhà nước, các trò chơi dân gian sẽ được phục hồi lại vai trò, vị trí trong cuộc sống của người Việt, phát huy được bản sắc dân tộc qua những trò chơi dân gian. Trẻ em Việt sẽ được tạo cơ hội để tiếp xúc với tự nhiên nhiều hơn, được phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần, hiểu rõ được về cội nguồn dân tộc, tiếp nối tinh thần yêu nước của những thế hệ đi trước.

Ngô Kim Anh

 

 

 

Bình luận (0)