Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tựu trường ở vùng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 9. Tiếng trng vang lên báo hiu mt mùa tu trưng bt đu. T các bn làng vùng cao Qung Tr, hc trò theo chân giáo viên, ph huynh cùng vưt núi đến trưng trong nim hân hoan đón chào mt năm hc mi. Bng tm lòng nhân ái, các thy cô giáo trên ro cao này đã thm lng kết ni đ cho các em hc sinh có mt năm hc đ đy v tinh thn và vt cht. Mi ngày đến trưng tht s là mt ngày vui!


Hc sinh Trưng TH-THCS A Xing hân hoan tu trưng
 

Lng thm nhng bưc chân gi tr đến trưng

Sáng sớm tinh mơ, gần 30 cán bộ giáo viên Trường TH-THCS Tà Long (huyện Đakrông, Quảng Trị) mang theo tờ giấy ghi danh sách học sinh, tỏa đi khắp các bản làng trong xã. Tròn 20 năm “cắm bản”, thầy giáo Hoàng Đình Tuấn – Hiệu trưởng nhà trường nhận nhiệm vụ đến bản Ngược – bản xa nhất xã để nhắc nhở học sinh về tựu trường. Bản Ngược cách trung tâm xã ngót 20km đường rừng, nhiều đoạn cực kỳ khó đi. Thầy dựng chiếc xe máy ở lối mòn đầu bản và bắt đầu hành trình cuốc bộ đến từng nhà học trò. Nhắc nhở học trò và phụ huynh các vật dụng cần thiết để vào năm học mới, động viên gia đình chung tay chăm lo cái chữ cho con để có một tương lai tươi sáng, thầy Tuấn cũng không quên hỏi thăm về hoàn cảnh kinh tế gia đình, tình hình vụ mùa trên nương rẫy… Thầy Tuấn bảo: “Những năm gần đây phụ huynh chăm lo hơn cho việc đến trường của con cái, học trò nghe thông báo qua loa của thôn, nhiều em cũng đã tự giác đến trường. Nhưng giáo viên đến tận nhà học sinh, không chỉ để nhắc nhở các em tựu trường mà còn nắm bắt tình hình gia đình để hỗ trợ các em kịp thời nhất. Có giáo viên đến nhà, phụ huynh cũng dễ dàng chia sẻ khó khăn và tạo được cầu nối gắn kết với nhà trường”. Năm học 2023-2024, nhà trường có 318 học sinh, trong đó có 111 học sinh vì nhà ở quá xa nên được xét ở bán trú tại trường. “Để các em học sinh bán trú học tập tốt, trong năm học mới này, nhà trường chú trọng quản lý tốt khu bán trú học sinh. Đầu năm học, nhà trường tổ chức họp cha mẹ học sinh và thống nhất tổ chức nấu ăn tập trung tạo cơ hội cho các em có nhiều thời gian để học tập, vui chơi, sinh hoạt. Phân công cán bộ quản lý và giáo viên trực hàng ngày để hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trong học tập, sinh hoạt. Tổ chức một số hoạt động đặc thù nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn kỹ năng sống cho học sinh bán trú”, thầy Tuấn cho biết thêm.

Cùng với việc phân công giáo viên phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, chính quyền thôn, xã đến các bản làng vận động học sinh về tựu trường, Trường TH-THCS A Xing (huyện Hướng Hóa) tổ chức đón học sinh lớp 1 chu đáo. Thầy Nguyễn Mai Trọng – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Với phương châm sẽ dành tặng những gì tốt đẹp nhất cho các em học sinh lớp 1, chúng tôi tổ chức các hoạt động đón các em thật vui tươi nhằm để lại dấu ấn tốt đẹp nhất trong lòng các em nhân ngày tựu trường đầu tiên. Trong những ngày tiếp theo của tuần mở đầu, các em sẽ được làm quen với trường lớp, bạn bè; với đồ dùng học tập; với các tư thế khi đọc, viết, nghe, nói; làm quen với các chữ cái và số; được thầy cô hướng dẫn từ cách xếp hàng vào lớp đến cách giao tiếp, phát biểu ý kiến, kết nối, hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp học…”.

Kết ni vì hc trò

Ngay trong ngày đầu tiên tựu trường, 86 học sinh khối lớp 1 được thầy giáo Nguyễn Mai Trọng kết nối tặng mỗi em một bộ đồng phục quần xanh áo trắng. Món quà bất ngờ của thầy Hiệu trưởng mang đến cho các em niềm vui khó tả. Nhiều năm công tác ở vùng cao, hiểu được khó khăn của các em trước mỗi năm học mới, thầy Trọng luôn kết nối với các mạnh thường quân để mang về cho các em những phần quà phục vụ học tập. Hôm tựu trường, món quà gồm 100 chiếc sạp, 50 đệm ngủ phục vụ cho các em học sinh bán trú dân đưa cơm cũng được kết nối, sẵn sàng cho các em có những giờ nghỉ trưa thoải mái. Cùng với đó 1.000 cây bút chì và nhiều phần quà khác được trao. Thầy Trọng bảo: “Chăm lo cho trường học cũng như chính ngôi nhà của mình vậy. Thao thức và trăn trở làm sao để các em đến trường năm học mới có được bộ áo quần, chiếc cặp sách mới, chăm lo đến từng bữa ăn, giấc ngủ… Học sinh miền núi vốn chịu nhiều thiệt thòi. Các em đến trường trong vui tươi là hạnh phúc của người làm nghề giáo”.


Cán b, giáo viên Trưng TH-THCS Tà Long đến tng nhà vn đng hc sinh đến trưng

“Năm hc mi 2023-2024, nhà trưng cũng lên kế hoch ly tên các hòn đo thuc qun đo Hoàng Sa và Trưng Sa đ đt tên cho các phòng hc, phòng chc năng. Thông qua vic làm này, chúng tôi mun nhc nh, giáo dc thế h tr v lòng yêu nưc, tinh thn gìn gi và bo v bin đo Vit Nam – mt phn máu tht ca T quc”, thy Nguyn Mai Trng – Hiu trưng Trưng TH-THCS A Xing cho biết thêm.

Ngay trước thềm năm học mới, học sinh Trường TH-THCS Hướng Việt (huyện Hướng Hóa) vui mừng khi nhận được món quà là 131 bộ sách giáo khoa do chính cô giáo Nguyễn Thị Thúy Phụng – Phó Hiệu trưởng nhà trường trao tặng từ khoản tiết kiệm của chính mình. Ba năm trước, ngôi trường TH-THCS Hướng Việt hoang tàn sau trận lũ quét, sạt lở rừng. Gượng dậy sau thiên tai, thầy trò nhà trường phải vượt qua nhiều khó khăn. Cô Phụng chia sẻ, nhiều học trò con em đồng bào thiểu số, đến cơm ăn mỗi bữa còn chưa đủ ấm bụng. Để các em đến trường, giáo viên luôn đồng hành với các em như một người bạn, người thân để khuyến khích việc học. Khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện, nhiều gia đình nghèo chưa mua được sách giáo khoa cho con em mình đến lớp, cô Phụng quyết định chia sẻ khó khăn cùng bà con.

Thầy Nguyễn Văn Tý – Hiệu trưởng Trường TH-THCS Hướng Việt cho biết, trước đó cô Phụng cũng đã kết nối với nhiều nhà hảo tâm trên cả nước tài trợ đồ dùng học tập, sách vở, cặp đi học, áo ấm cho học sinh tới trường trong suốt 3 năm qua, tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, cô Phụng còn hỗ trợ 5 triệu đồng cho bữa ăn trưa tại trường của học sinh đầu năm học mới. Tấm lòng của cô giáo Phụng phần nào chia sẻ khó khăn với thầy trò nhà trường, cũng là động lực để các em học sinh ở vùng khó này vươn lên.

Năm học mới đã bắt đầu! Đâu đó trên khắp các bản làng vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đường đến trường của học sinh còn lắm nhọc nhằn. Trong muôn vàn gian khó ấy, càng trân quý hơn những cống hiến lặng thầm của các thầy cô giáo “cắm bản”. Không ai khác, họ chính là những người giữ nhịp cho bản hòa ca giáo dục vùng cao ngân vang giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Phan Trưng Sơn

 

 

 

 

Bình luận (0)