Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Lưu ý khi biên soạn giáo trình riêng môn học

Tạp Chí Giáo Dục

Vic nhà trưng biên son giáo trình riêng môn hc đ ging dy Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 mang li nhiu thun li song đi cùng vi đó là nhng cnh báo mà nhà trưng cn phi lưu ý khi trin khai…


S GD-ĐT TP.HCM lưu ý nhà trưng cn quan tâm đến vn đ bn quyn khi biên son giáo trình riêng

Theo thầy Lâm Triều Nghi – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình), việc nhà trường biên soạn giáo trình riêng môn học là tất yếu, cần khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, song cần chú trọng về yếu tố bản quyền và khâu thẩm định nội dung giáo trình.

Thầy Nghi phân tích: Với yêu cầu chương trình mới, thầy cô không chỉ dựa vào sách giáo khoa mà phải thoát ly ra ngoài sách, do vậy giáo trình riêng được xem là phương tiện để thầy cô triển khai chương trình. Tuy vậy, nếu giáo trình riêng chỉ dừng ở việc thầy cô tổ bộ môn cóp nhặt tư liệu từ các bộ sách giáo khoa, sách tham khảo thì chưa đảm bảo về yếu tố bản quyền. Hơn nữa, việc thẩm định tài liệu cũng cần phải được đặc biệt quan tâm, đảm bảo rằng tài liệu đó vừa sức, phù hợp với mục tiêu môn học, không khiến học sinh áp lực…

“Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền khuyến khích các tổ bộ môn thực hiện xây dựng giáo trình riêng để giảng dạy song sẽ có những ràng buộc về yếu tố bản quyền, yêu cầu tư liệu trong giáo trình phải nằm ngoài sách giáo khoa, sách tham khảo. Dựa vào khung chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng trong môn học, từ đó giáo viên tự xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy mang màu sắc riêng cho trường mình” – thầy Nghi nói.

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền nêu rõ, giáo trình riêng chỉ được xây dựng từ chính kinh nghiệm giảng dạy của thầy cô khi thực hiện chương trình, cũng như quá trình thực tế giảng dạy, từ đó mới xây dựng nội dung dạy học để phù hợp với học sinh, chứ không thể trùng lắp nội dung trong sách giáo khoa. Ví dụ, với bài tập đó trong sách giáo khoa song khi qua giáo trình riêng, thầy cô có thể thay đổi thông số để phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Nhìn nhận về việc nhà trường xây dựng giáo trình riêng môn học, ThS. Trần Lê Duy – giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đặc biệt băn khoăn về công tác thẩm định: Hội đồng thẩm định cấp trường liệu rằng đã đủ chuyên môn thẩm định tài liệu đó để thay thế sách giáo khoa hay chưa. Ngữ liệu đưa vào giáo trình đã đảm bảo yêu cầu của chương trình hay chưa. Độ chính xác về chuyên môn, bao gồm chuyên môn khoa học, chuyên môn về giảng dạy, làm sao không quá nặng nề với học sinh… Ai sẽ chịu trách nhiệm khi tài liệu có sai sót…

“Thực tế, để một bộ sách giáo khoa hoàn thiện, đến tay học sinh, giáo viên thì không hề đơn giản, phải qua rất nhiều khâu thẩm định. Văn bản trong sách là một chuyện, vấn đề còn phải làm sao thiết kế thành một bài để giáo viên có thể giảng dạy, học sinh có thể học được… Như vậy, giáo trình riêng môn học để phát hành được trong nhà trường phải đặt ra rất nhiều vấn đề” – ông đặt vấn đề.

Tài liu riêng môn hc phù hp vi đi mi chương trình

Theo ThS. Trần Lê Duy, nếu soạn giáo trình riêng, nhà trường có thể soạn theo hình thức phiếu học tập – một tài liệu hỗ trợ các hoạt động đi kèm sách giáo khoa. Hình thức này sẽ giúp tổ bộ môn nhà trường thống nhất được về chuyên môn, mỗi giáo viên từ tài liệu chung này sẽ có những sáng tạo riêng về cách thức giảng dạy. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng “lệch” kiến thức giữa các lớp, kiểm tra đánh giá dựa trên tài liệu này cũng đồng đều. Hơn nữa, tài liệu riêng môn học sẽ trở thành hồ sơ học tập rất tốt cho học sinh, phù hợp với đổi mới chương trình…

Nếu cho rằng với tài liệu này thầy cô có thể thoát ly hoàn toàn ra ngoài sách giáo khoa thì chưa chính xác. Sách giáo khoa được ví như bậc thang, từ bậc thang chuẩn kiến thức, kỹ năng trong sách giáo khoa thì học sinh mới bước ra ngoài thông qua một tình huống tương tự. Vì thế, trước hết học sinh vẫn phải nắm được các kỹ năng, kiến thức từ sách giáo khoa…


Giáo trình riêng mang l
i nhiu thun li khi thc hin Chương trình GDPT 2018 song đi cùng vi nhiu thách thc khi biên son

Theo ThS. Trần Lê Duy, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng việc giáo viên thiết kế giáo trình giảng dạy dựa trên chuẩn chương trình. Ví dụ, ở Mỹ không có sách giáo khoa mà chỉ có chuẩn chương trình. Tuy nhiên, cái chuẩn này thì không phải là cả nước Mỹ cùng theo một chuẩn mà mỗi bang lại có một chuẩn khác nhau. Giáo viên có quyền tự chuẩn bị học liệu, miễn làm sao đạt được cái chuẩn đó.

“Chúng ta đang triển khai Chương trình GDPT 2018 với một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại để giáo viên, nhà trường xây dựng một giáo trình riêng môn học, thay thế cho sách giáo khoa thì chưa được, chưa chuẩn về mặt luật và chưa khả thi về mặt thực tế. Giáo trình này chỉ nên là tài liệu bổ trợ, kết hợp với sách giáo khoa, hỗ trợ việc sử dụng sách giáo khoa. Rõ ràng, để biên soạn được giáo trình riêng môn học thì yếu tố quản lý về chuyên môn, từ cấp trường, cấp sở phải thực sự sâu sát, cần bám chặt vào chương trình…” – giảng viên này cảnh báo.

Về vấn đề trường học biên soạn giáo trình riêng môn học trong Chương trình GDPT 2018, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc lưu ý các trường cần phải đặc biệt chú trọng về yếu tố bản quyền, Luật Bản quyền khi thiết kế tài liệu riêng môn học, đồng thời cần bám sát vào chương trình, bao gồm chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học khi xây dựng giáo trình riêng, làm sao không tạo thêm áp lực cho học sinh trong môn học. Hiệu trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung, kiến thức, chất lượng giáo trình giảng dạy.

Yến Khương

 

 

Bình luận (0)