Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Câu hỏi trong sách giáo khoa và câu hỏi trên lớp

Tạp Chí Giáo Dục

Lâu nay, ai cũng biết hai loi câu hi này không trùng khít, ging nhau như đúc, nhưng liên quan rt cht ch, đó là câu hi trong sách giáo khoa phi là nòng ct cho câu hi trên lp.


Theo tác gi, khi dy trên lp, giáo viên cn t chc cho hc sinh làm vic, nêu ý kiến, trao đi, tho lun theo các câu hi sách giáo khoa đã nêu (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều giáo viên thoát ly khá xa hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, thêm vào nhiều câu hỏi khác. Dường như giáo viên muốn khai thác văn bản theo cách của mình và phải làm thế mới sáng tạo thì phải. Hệ quả là ở nhà học sinh soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa, nhưng khi lên lớp, giáo viên lại triển khai theo một hệ thống câu hỏi khác, nội dung ít liên quan đến những gì học sinh chuẩn bị ở nhà nên các em khó phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Một trong những nguyên nhân là nhiều giáo viên vẫn đang quen với cách dạy giảng văn. Theo đó, dạy theo lối giảng văn, người giáo viên thường triển khai bài dạy theo hướng phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học. Theo cách này, khi hướng dẫn học sinh học một truyện ngắn hoặc bài thơ, thầy cô thường chia tác phẩm theo nội dung (bổ dọc hoặc bổ ngang) để ghi bảng thành các đề mục. Ví dụ, khi phân tích truyện ngắn “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), giáo viên thường quen phân tích theo bố cục, nội dung gồm: 1/ Tâm trạng của tôi trên đường đến trường; 2/ Tâm trạng của tôi khi ở sân trường; 3/ Tâm trạng của tôi khi trong lớp học… Đây chính là cách dạy theo lối khai thác nội dung (giáo án nội dung không phải giáo án phương pháp).

Trong khi với chương trình ngữ văn 2018, việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu có khác với cách dạy giảng văn, phân tích tác phẩm. Cụ thể, phân tích một tác phẩm là yêu cầu của phần viết (làm văn), còn dạy đọc hiểu là hướng dẫn để học sinh biết cách đọc, tự khám phá, tự hiểu một văn bản. Dạy đọc hiểu cần giúp học sinh trả lời câu hỏi: Làm thế nào để hiểu được, hiểu đúng, hiểu sâu một văn bản? Tức chú trọng cách đọc, cách khai thác một văn bản; còn nội dung văn bản đó như thế nào thì để học sinh tự khám phá ra, tự hiểu. Tuy nhiên, tự hiểu không có nghĩa là thích hiểu thế nào cũng được mà hiểu phải có cơ sở, có lý. Hiểu một văn bản là: a) Hiểu các thông tin/ thông điệp bề nổi và bề chìm khuất về nội dung, hình thức của văn bản; b) Hiểu chính mình, là chú ý đến mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa người đọc và văn bản.

Xuất phát từ quan niệm hiểu văn bản nêu trên, sách ngữ văn bộ Cánh diều đã hiện thực hóa các yêu cầu ấy thành 6-7 câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa theo mô hình sau: Thứ nhất, hai câu đầu thường yêu cầu tìm hiểu thông tin bề nổi. Ví dụ, với truyện “Tôi đi học”: 1/ Theo em, cốt truyện “Tôi đi học” thuộc dạng nào dưới đây (cho 4 phương án chọn 1); 2/ Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình tự nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần 1. Thứ hai, hai câu tiếp theo nêu yêu cầu phân tích thông tin bề sâu về nội dung và nghệ thuật: 3/ Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật; 4/ Truyện ngắn “Tôi đi học” là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)? Thứ ba, hai câu cuối thường yêu cầu liên hệ, kết nối giữa văn bản và người đọc: 5/ Văn bản “Tôi đi học” đã nói hộ được những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?; 6/ Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” điều gì?

Sáng to ca ngưi thy là t các câu hi ca sách giáo khoa nghĩ ra đưc cách thc t chc các hot đng cho hc sinh; giúp hc sinh mnh dn, tích cc nêu và trình bày ý kiến ca mình. Giáo viên có th đưa ra ý kiến, li bình sâu sc ca mình nhm nâng cao năng lc tiếp nhn ca hc sinh, to thêm cht văn cho gi hc.

Mô hình câu hỏi trên giúp học sinh cách tìm hiểu khám phá một văn bản truyện ngắn trữ tình chứ không đơn thuần là phân tích nội dung của truyện “Tôi đi học”. Học sinh tìm hiểu bài học ở nhà là theo hệ thống câu hỏi này. Và như vậy khi dạy trên lớp, giáo viên cần tuân thủ hệ thống câu hỏi ấy, tổ chức cho học sinh làm việc, nêu ý kiến, trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi sách giáo khoa đã nêu. Không nên thêm hoặc bỏ qua, thoát ly hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để thay bằng một số câu khác của giáo viên. Làm như thế sẽ vỡ mô hình câu hỏi đọc hiểu, khó hình thành cho học sinh cách đọc, cách tìm hiểu khám phá một văn bản; không kết hợp và huy động được ý kiến đã chuẩn bị bài ở nhà của học sinh…

Sáng tạo của người thầy là từ các câu hỏi của sách giáo khoa nghĩ ra được cách thức tổ chức các hoạt động cho học sinh; giúp học sinh mạnh dạn, tích cực nêu và trình bày ý kiến của mình. Giáo viên có thể đưa ra ý kiến, lời bình sâu sắc của mình nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận của học sinh, tạo thêm chất văn cho giờ học. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể thêm vào những yêu cầu hoặc thay, bổ sung câu hỏi cụ thể nhưng chỉ nhằm giúp học sinh dễ khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa hơn, không gây quá tải và đáp ứng đúng mục tiêu, yêu cầu của giờ đọc hiểu.

Như thế, từ hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa, trên lớp giáo viên chỉ cần tổ chức các hoạt động để học sinh tìm hiểu theo các yêu cầu ấy; không phải chia ngang hay bổ dọc và cũng không cần phải có các tiêu đề nội dung cho mỗi phần. Thậm chí, nếu không nghĩ được các hoạt động (trò chơi, phiếu học tập…) thì giáo viên cứ tổ chức cho học sinh lần lượt làm các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, sau đó cho trình bày, trao đổi, thảo luận về câu hỏi ấy. Làm rõ các câu hỏi trong sách giáo khoa tức là đã hiểu nội dung văn bản và cũng nắm được cách thức đọc văn bản ấy. Giống như trong giáo án, nhìn trên bảng chỉ thấy các hoạt động: Khởi động, tìm hiểu chung, đọc hiểu văn bản, tổng kết…, học sinh cũng ghi vào vở học của mình tiến trình ấy kèm các nội dung thông tin của từng bước, từng hoạt động gắn với các câu hỏi trong sách giáo khoa. Với cách đánh giá mới, việc học sinh chép bài được nhiều hay ít không quan trọng. Vì cuối cùng học sinh phải biết vận dụng cái đã học vào ngữ liệu mới trong đọc hiểu và làm văn.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)