Du lịch - Thể thaoThể thao trong nước

Chàng trai Khmer và hành trình đến đường đua xanh quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

T mt cu bé không may khiếm khuyết đôi chân, đưc cha dy hc bơi đ chng đui nưc trên đưng đến trưng, Danh Hòa – chàng trai Khmer đến t vùng đt Châu Thành (Kiên Giang) tr thành vn đng viên bơi li, đt nhiu thành tích đáng k cho đi tuyn nưc nhà trong các k Para games…


Vn đng viên Danh Hòa ti k Para Games t ch Campuchia tháng 6-2023

Hc bơi đ đến trưng an toàn

Danh Hòa hẹn gặp tôi tại Trung tâm huấn luyện Thể thao quốc gia Đà Nẵng một ngày cuối tháng 9, khi anh chuẩn bị hành lý lên đường dự Asian Para Games 4 tại Hàng Châu (Trung Quốc). Tròn 10 năm theo nghiệp bơi lội, với Danh Hòa đó là một giấc mơ đẹp – giấc mơ có thật. “Đôi khi, ngồi lặng trước những tấm huy chương do chính mình giành được sau những cuộc thi, tôi không dám nghĩ đó là sự thật. Ba tôi hẳn sẽ rất hạnh phúc vì những gì tôi làm được, nhiều hơn điều ông từng mong đợi”, Danh Hòa bắt đầu câu chuyện.

Danh Hòa sinh năm 1988, ở ấp Tân Thành, xã Giục Tường (Châu Thành, Kiên Giang). Năm lên 4 tuổi, sau một trận sốt nặng, đôi chân Danh Hòa bị liệt và teo dần. Dù ba mẹ chạy chữa cật lực nhiều tháng trời nhưng không có kết quả tốt. Năm 6 tuổi, Danh Hòa đến trường trên lưng cha, mẹ. “Quê em có nhiều sông và kênh rạch nên sau những buổi học, cha thường đưa em ra kênh dạy bơi. Cha nói, phải học bơi để sau này đến trường vào mùa nước nổi, nhỡ không may rơi xuống ruộng còn có thể bơi được”, Danh Hòa kể lại.


Danh Hòa xut sc đt 6 HCV cá nhân và đng đi cùng 1 HCĐ trong k Para Games 2023

Vừa biết bơi thì cha qua đời vì bạo bệnh. Đường đến trường của cậu bé khiếm khuyết đôi chân có phần chênh vênh hơn trước nhưng luôn có đủ niềm tin và sự can đảm từ cha truyền lại. Danh Hòa nói, nhiều bữa có bạn cõng đi học nhưng cũng có bữa phải tự đi. Áo quần để sẵn trong cặp xách mang trên vai, đến trường lấm lem bùn đất lại phải đi thay bộ áo quần khô để vào lớp học. Kết thúc năm học lớp 7, vì cuộc sống khó khăn, Danh Hòa quyết định nghỉ học, ở nhà mò cua bắt ốc phụ mẹ mưu sinh. Sẵn biết bơi nên công việc thường ngày của cậu chủ yếu dầm mình trong nước vì chỉ có bơi mới giúp đôi chân vốn đã teo nhỏ đỡ phải chịu đau khi kéo lê trên mặt đất.

“Ngh bơi đã chn tôi”

Danh Hòa chia sẻ: “Năm 2012, có một người chị cùng quê làm công nhân lắp ráp loa ở TP.HCM, trong một lần về thăm quê nhìn thấy tôi lam lũ trên đồng ruộng nên đã rủ tôi lên phố làm cùng. Suốt 6 tháng làm công nhân ở đó, cứ mỗi cuối tuần buồn vì nhớ nhà thì tôi lại tìm đến hồ bơi. Như cơ duyên không định trước, ở đó, tôi may mắn gặp thầy giáo Nguyễn Hoàng Anh – chủ hồ bơi. Sau khi quan sát tôi bơi, thầy đã gặp tôi hỏi han và tạo điều kiện cho tôi thử sức, rồi may mắn được điền tên vào đội bơi thành phố, tham dự các giải đấu. “Năm 2013, lần đầu tiên tôi được tham dự giải bơi toàn quốc ở thủ đô Hà Nội và đạt 1 HCB, 1 HCĐ. Khỏi phải nói niềm vui sướng lúc đó đến thế nào. Tôi gọi ngay về thông báo với mẹ, qua điện thoại, cả hai mẹ con đều khóc vì mừng vui”, Danh Hòa cho biết.


Danh Hòa mit mài tp luyn đi ngày xut quân đến vi đu trưng Asian Para Games 2023 ti Hàng Châu (Trung Quc)

“Đến vi Asian Para Games ln này, tôi s n lc hết sc đ đt đưc thành tích tt nht có th. Vi tôi, đó là li cm ơn chân thành nht tôi mun gi đến các anh ch, đng nghip, các thy đã luôn theo sát đ đng viên, h tr tôi trên hành trình chinh phc đưng đua xanh”.

Kể từ đó, Danh Hòa đều đặn góp mặt trong các giải bơi trong nước và khu vực, mang về nhiều thành tích đáng kể. Mới đây nhất, tại kỳ Para Games 2023 tổ chức tại Campuchia, Danh Hòa xuất sắc đoạt 6 HCV cá nhân và đồng đội, 1 HCĐ và phá 4 kỷ lục ở các nội dung của bộ môn bơi lội. Với Danh Hòa, đây có lẽ là kỳ thi đấu để lại nhiều ấn tượng và niềm vui nhất. Vui vì không chỉ đạt được nhiều thành tích cao. Bên lề cuộc thi, do người Khmer có cùng ngôn ngữ với người Campuchia nên Danh Hòa nhanh chóng kết bạn và trò chuyện vui vẻ. Nhiều VĐV nước bạn hết sức ngạc nhiên lẫn vui mừng khi cuộc trò chuyện giữa họ với Danh Hòa không gặp bất đồng ngôn ngữ.

Thành quả luôn tỷ lệ thuận với sự nỗ lực. Trên đường bơi rèn luyện, Danh Hòa cố gắng hết sức. Quá trình rèn luyện để thi đấu cũng có nhiều lúc rất mệt, mọi sức lực và kỹ thuật đều dồn vào đôi tay, không có đôi chân khỏe mạnh để đứng nước nên mệt gấp nhiều lần so với một VĐV bình thường. Mỗi lúc cảm thấy mình đuối sức, anh thường nghĩ về tương lai của mình và mẹ để tiếp thêm động lực. “Ở quê, mẹ tôi chỉ có 4 công ruộng khoán, để duy trì cuộc sống, ngoài công việc ruộng nương nhà mình, mẹ dù tuổi đã cao vẫn phải đi làm thuê. Tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng thật nhiều để sau này mẹ bớt vất vả. May mắn, tôi luôn nhận được sự động viên và không tạo áp lực từ các huấn luyện viên, nhất là thầy Nguyễn Đăng Diễn – người trực tiếp huấn luyện bơi cho tôi”, Danh Hòa chia sẻ.

Để đến được với đấu trường Asian Para Games 2023, Danh Hòa dành thời gian tuyệt đối cho việc tập luyện. Suốt 3 tháng đến TP.Đà Nẵng tập luyện, con đường quen thuộc nhất với anh là đường từ ký túc xá đến hồ bơi. Dưới dòng nước xanh, không ai nhìn thấy những giọt mồ hôi nhưng chỉ cần nhìn vào ánh mắt đầy quyết tâm của chàng trai Khmer ấy hẳn sẽ hiểu được những nhọc nhằn, vất vả mà Danh Hòa đã trải qua suốt 10 năm nay.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)