Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cô giáo nghỉ hưu nhưng không ngừng việc

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 35 năm đng trên bc ging, va ngh hưu đưc vài tháng, cô giáo Trn Th Lc li đm nhim cùng lúc hai công vic “vác tù và”: Ch tch Hi Khuyến hc xã Hòa Liên và Ch tch Hi Bo tr ph n và tr em nghèo bt hnh huyn Hòa Vang (TP.Đà Nng). Nhng cng hiến lng thm ca cô sau ngày nhn quyết đnh ngh hưu nhưng không ngng vic đã mang li nim vui, s đng viên cho hàng ngàn mnh đi bt hnh…


Ngh hưu sau 35 năm công tác trong ngành giáo dc, cô Trn Th Lc tiếp tc cng hiến vì ngưi nghèo, yếu thế tròn 10 năm qua

Thương ngưi yếu thế

Đầu giờ sáng, dựng vội chiếc xe máy cũ vào nhà xe sau khi vượt chặng đường 20km từ nhà ở xã Hòa Liên về phòng làm việc ở trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, cô Lộc vui vẻ tiếp nhận đơn xin hỗ trợ sửa chữa nhà ở của chị Trường Thị Kiều Thủy. Chị Thủy (SN 1978), thuộc diện hộ nghèo ở xã Hòa Tiến. Với căn bệnh ung thư vú di căn, mỗi ngày chị mưu sinh bằng nghề bán vé số để nuôi sống bản thân và đứa con đang theo học lớp 11 còn con trai lớn đang thực hiện nghĩa vụ quân sự. “Vài năm trước, thương tôi bệnh tật, mẹ tôi đã cắt một phần đất nhỏ trong vườn để cho tôi dựng lên mái nhà tạm che nắng mưa cho ba mẹ con. Nay nhà xuống cấp trầm trọng, hệ thống nhà vệ sinh không có, mùa mưa lũ đang đến gần nên tôi lên nhờ hội hỗ trợ sửa chữa”, chị Thủy nói.

Nắm thật chặt tay người phụ nữ nghèo khó, cô Lộc hỏi thăm tình hình sức khỏe, động viên chị Thủy cố gắng vượt qua khó khăn. “Suốt 10 năm, tiếp xúc với hàng ngàn hoàn cảnh như thế. Chúng tôi nỗ lực hết sức để hỗ trợ tốt nhất có thể cho bà con, mong chia sẻ phần nào khó khăn, vất vả và thiệt thòi mà họ gánh chịu”, cô Lộc trải lòng.

Cô Lộc kể, năm 2013, vừa nghỉ hưu được một thời gian ngắn thì lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện động viên cô tiếp nhận vị trí Chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh (Hội Bảo trợ). Vốn có nhiều trăn trở với người khó khăn nên cô đồng ý. Ở tuổi tròm trèm 60, mỗi ngày cô vượt chặng đường 20km đến nơi làm việc và từ đó, cô lại đi khắp các thôn xóm của 11 xã trong huyện để xác minh từng hoàn cảnh khó khăn. “Hội chỉ có hai người nên hai chúng tôi chia nhau đi. Tuần nào cũng vậy, có khi xuất phát từ sáng sớm mà tối mịt mới kịp về nhà, mùa mưa thì việc đi lại cực kỳ vất vả nhưng mình vẫn luôn cố gắng vì ở nơi đó bà con đang rất cần”, cô Lộc nói.


Cô Trn Th Lc trong mt ln thăm, tng quà cho ngưi dân có hoàn cnh khó khăn

Các chương trình chính của Hội Bảo trợ tập trung vào khám sàng lọc và mổ tim cho trẻ em; sàng lọc ung thư cho phụ nữ nghèo… Bên cạnh đó còn có chương trình hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em nghèo. Cô Lộc cho biết, 10 năm qua đã có 198 trẻ em được phẫu thuật tim. Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh được hỗ trợ. Bình quân mỗi tháng, hội giúp đỡ 30 trường hợp. Các chương trình khám sàng lọc được tổ chức thường xuyên hàng năm…

Cu ni cho hc trò nghèo

Là giáo viên công tác ở vùng khó, hơn ai hết cô Lộc thấu hiểu khó khăn của học trò trên đường đến trường. Thời trẻ, vừa tốt nghiệp sư phạm về Hòa Liên dạy học, ngày cô đứng lớp chính khóa, đêm lại chong đèn dầu dạy chữ xóa mù cho bà con trong xã. Học trò đôi khi còn lớn tuổi hơn cô giáo nhưng ai cũng dành cho cô niềm yêu thương và kính mến. Giờ học nào có cô giáo Lộc đứng lớp, sĩ số học trò đều đông đủ. Ngày ấy, trường làm từ tranh nứa tạm, bão gió đổ sụp, hôm sau bà con cả thôn, xã đứng ra chung tay cùng cô giáo Lộc dựng lại. Phong trào khuyến học được cô giáo Lộc “nhen” lên từ đó.

Mùa mưa đến, nhng chng đưng đến vi các hoàn cnh khó khăn ca cô Lc càng vt v hơn nhưng cô vn luôn n n cưi tht tươi trưc mi cuc hành trình: “Mình c cho đi chng nào đôi chân còn khe, đôi tay còn vng vàng cm lái chiếc xe máy thì không có gì phi e ngi”.

Nghỉ hưu, vừa nhận nhiệm vụ ở Hội Bảo trợ cô vừa được bà con trong xã tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội Khuyến học xã. “Sinh ra và lớn lên ở Hòa Liên, từng đi qua những tháng năm nghèo khó. Để đến được giảng đường, tôi phải trải qua muôn vàn vất vả. Suốt hơn 35 năm theo nghề dạy học, tôi hiểu thêm về sự thiếu thốn của học trò vùng đất này. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời thì sẽ có nhiều em phải đứt đường học. Trăn trở đó theo tôi cho đến ngày nghỉ hưu và quyết định phải làm một điều gì đó để giúp các em đến trường”, cô Lộc trải lòng.

Hôm tôi đến, cô Lộc đang hoàn tất bộ hồ sơ xin hỗ trợ cho em Mỹ Anh – một tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vừa trúng tuyển vào đại học. Nhận điện thoại thông báo của cô Lộc về việc được hỗ trợ, Mỹ Anh lặng đi giây lát, cất giọng nghèn nghẹn: “Cô ơi, hôm nay là hạn nhập học cuối cùng. May mắn được cô và hội hỗ trợ, chiều nay con sẽ đến ghi danh theo học. Con sẽ chọn ngành dược để sau này có thể giúp ích được cho nhiều người yếu thế”.

Năm trước, cô Lộc cũng nhận đỡ đầu một học sinh lớp 3 theo chương trình “Mẹ đỡ đầu” của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động. 10 năm, hàng ngàn học sinh đã được tiếp sức đến trường thông qua nguồn quỹ khuyến học, khuyến tài của xã. Tính riêng từ đầu năm học đến nay đã có 45 học sinh được Hội Khuyến học xã tặng học bổng cho học sinh vượt khó đến trường… những thành quả đó có sự đóng góp lặng thầm phía sau của người đứng đầu Hội Khuyến học.

Lặng thầm với công tác thiện nguyện trên chiếc xe máy cũ, cô Lộc không nói nhiều về sự vất vả mà cả chục năm trời đã đi qua. Cô bảo: “Công tác thiện nguyện luôn phải bắt đầu bằng một trái tim ấm nóng tình người. Khi mình giúp đỡ được ai đó, trao đi niềm vui cho họ là bản thân mình đã nhận lại rất nhiều hạnh phúc rồi. Cách cho đi cũng rất quan trọng, làm sao để người nhận cảm thấy vui vẻ, vừa đủ động lực giúp họ xoa dịu nỗi đau và vượt qua khó khăn”.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)