Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đào tạo nhân lực vi điện tử đón đầu xu thế

Tạp Chí Giáo Dục

Ngành nhân lc vi đin t có sc hút ln trong bi cnh bùng n công ngh thông tin hin nay. Vic m ngành đào to này đưc xem là xu thế đón đu cơ hi v nhu cu lao đng có trình đ chuyên môn cao, đáp ng yêu cu doanh nghip.


Đào to nhân lc vi đin t là đón đu xu thế
 

Nhu cu vic làm ln

Cùng với sự phát triển cũng như nhu cầu cao về nhân lực ngành CNTT – truyền thông hiện nay, nhu cầu từ nhân lực vi điện tử đang mở ra cánh cửa lớn, là cơ hội cho sinh viên cũng như các trường ĐH trong việc mở chuyên ngành đào tạo đón đầu xu thế mới. Vấn đề này được nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khẳng định.

Ông Đinh Quang Trường, Phó Giám đốc kỹ thuật, Công ty Synapse Design Vietnam, cho biết, hiện nguồn nhân lực của lĩnh vực bán dẫn tại Đà Nẵng chủ yếu từ nguồn sinh viên của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng). Với số lượng kỹ sư tốt nghiệp hàng năm của trường đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại của các công ty chip bán dẫn ở khu vực Đà Nẵng, ngoài ra còn cung cấp được thêm một phần nguồn nhân lực cho các công ty ở khu vực TP.HCM. Ngành bán dẫn là ngành có mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Để “giữ chân” kỹ sư giỏi là điều các doanh nghiệp đang rất quan tâm. Tại Công ty Synapse Design Vietnam đã đưa ra một số giải pháp được xem là tối ưu như giúp người lao động cải thiện thu nhập, có định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng cho các kỹ sư, các chương trình làm việc onsite ở nước ngoài, các hoạt động quan tâm đến đời sống của nhân viên…

Theo ông Nguyễn Bảo Anh, cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) – Giám đốc Kỹ thuật phụ trách phát triển các dự án công nghệ cao, Trưởng Văn phòng Synopsys Việt Nam tại Đà Nẵng thông tin, dự kiến trong vài năm tới đây, nhân sự của đơn vị ở mảng bán dẫn sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, ngoài chuyên môn được đào tạo, sinh viên cần có kỹ năng, vững ngoại ngữ và văn hóa doanh nghiệp để bắt nhịp với công việc. Ông Nguyễn Bảo Anh cho rằng, các bạn sinh viên cần chuẩn bị cho mình các kỹ năng và thái độ để hòa nhập và thích nghi với công việc.

Bà Hồ Thị Ngọc Hà, Giám đốc Ban Hành chính – nhân sự, Tập đoàn điện tử Renesas cũng cho rằng, sinh viên khi ứng tuyển vào các vị trí lao động trong công ty vẫn có ngoại ngữ tốt, đồng thời phải tìm hiểu về văn hóa công ty, doanh nghiệp để dễ dàng thích nghi và bắt nhịp. Khi đi làm việc, sẽ gặp gỡ và làm việc với các kỹ sư quốc tế, vì vậy phải thích ứng để trở thành công dân toàn cầu, thay vì giữ lối suy nghĩ mang tính địa phương.


Nhu cu nhân lc vi đin t ha hn s mang li nhiu v trí công vic cho sinh viên ti Đà Nng

Bàn về thắc mắc của sinh viên với doanh nghiệp, liệu AI phát triển có làm mất đi việc làm các kỹ sư hay không? Ông Bảo Anh cho rằng, AI sinh ra sẽ làm cho tốc độ nhanh hơn nhưng không vì thế mà thay thế hoàn toàn con người. Bởi vì, nhu cầu con người rất cao, công nghệ yêu cầu áp lực lên cơ sở hạ tầng quá lớn, công nghệ đang phải chạy theo nhu cầu của con người nên kỹ sư không bao giờ sợ mất việc vì AI. Về vấn đề nhân lực chất lượng cao, ông Bảo Anh cho rằng, tính lâu dài rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu.

Đồng quan điểm, bà Ngọc Hà phân tích, về kỹ sư chất lượng cao là do bản thân mình, khả năng phát triển đến đâu là do mình quyết định. Bây giờ Việt Nam đã có thị trường về chip, vi điện tử. Những kỹ sư Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành kỹ sư đứng đầu…

M chuyên ngành đào to vi đin t ti Đà Nng

Xác định xu thế mới, cùng với các chuyên ngành liên quan đã được đào tạo từ trước, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho biết, trên lĩnh vực vi điện tử (công nghệ bán dẫn, thiết kế vi mạch), nhà trường có gần 30 môn học bao gồm từ công nghệ đến thiết kế, được triển khai trong các chương trình đào tạo thuộc các khoa: Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Khoa học công nghệ và tiên tiến, Điện và Cơ khí. Ngoài học lý thuyết, sinh viên được tiếp cận thực hành với các phần mềm thường được sử dụng trong đào tạo kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn. Về cơ bản, sinh viên có thể hiểu rõ nguyên lý hoạt động và nguyên lý thiết kế dùng trong vi mạch bán dẫn, có thể phần lớn đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty thiết kế vi mạch trên thị trường.

PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho biết, trên lĩnh vực vi điện tử (công nghệ bán dẫn, thiết kế vi mạch), nhà trường có gần 30 môn học bao gồm từ công nghệ đến thiết kế, được triển khai trong các chương trình đào tạo thuộc các khoa: Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Khoa học công nghệ và tiên tiến, Điện và Cơ khí. Ngoài học lý thuyết, sinh viên được tiếp cận thực hành với các phần mềm thường được sử dụng trong đào tạo kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn. Về cơ bản, sinh viên có thể hiểu rõ nguyên lý hoạt động và nguyên lý thiết kế dùng trong vi mạch bán dẫn, có thể phần lớn đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty thiết kế vi mạch trên thị trường.

Những năm qua, cùng với sự phát triển của công nghệ, bao gồm Internet of Things (IoT), Artificial Intelligence (AI) và các ứng dụng mới khác, đặc biệt là trong các lĩnh vực: y tế, ô tô tự hành và năng lượng tái tạo, cũng đã đặt ra nhu cầu cao cho nguồn nhân lực trong ngành vi điện tử (công nghệ bán dẫn, thiết kế vi mạch). PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa cho biết, TP.Đà Nẵng có chủ trương thành trung tâm đào tạo bán dẫn của Việt Nam. Để đẩy mạnh hơn nữa trong việc đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực vi điện tử, dự kiến từ năm 2024, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) sẽ mở thêm chuyên ngành vi điện tử để cung cấp nguồn nhân lực chuyên sâu về lĩnh vực này.

Trên địa bàn Đà Nẵng, một số công ty lĩnh vực bán dẫn tiêu biểu đã có mặt như: Công ty Synopsys Việt Nam, Renesas, Savarti, Synapse, VHT (Viettel)… Đội ngũ kỹ sư của họ tạo dấu ấn khi cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Các doanh nghiệp hy vọng việc ra đời của chuyên ngành chip bán dẫn – vi điện tử của Trường ĐH Bách khoa sẽ giúp cung cấp nguồn kỹ sư chất lượng cho thị trường lao động bán dẫn.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)