Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đình chỉ học tập chưa phải là giải pháp tốt

Tạp Chí Giáo Dục

Ngành giáo dc đang th hin rõ s lúng túng khi x lý bo lc hc đưng. Hình thc k lut đình ch hc tp có thi hn ca hc sinh đang đưc la chn như mt gii pháp mang tính răn đe cao nht mà ngành giáo dc k vng s trit tiêu đưc bo lc hc đưng.


Môi trưng giáo dc thân thin, yêu thương s là ct lõi đ trit tiêu bo lc hc đưng

Gim ti các chương trình không đáng có trong trưng hc

Theo thầy N.T.A (giáo viên môn giáo dục công dân tại một trường THCS ở Q.3, TP.HCM), thông thường những học sinh có xu hướng bạo lực là những học sinh có học lực chưa tốt ở trường. Các em ít tìm thấy niềm vui trong học tập, thậm chí có những em đến trường, ngồi trên lớp học nhưng không đọng lại kiến thức gì. Khi các em không tìm thấy niềm vui trong học tập thì sẽ tìm kiếm các niềm vui ở mạng xã hội, ở những nhóm bạn bè xấu, từ đó bạo lực sẽ càng phát sinh. “Bạo lực học đường có nhiều nguyên nhân, tác động từ gia đình, xã hội, trường học. Thế nhưng, trước mắt, để triệt tiêu bạo lực học đường thì ngành giáo dục, nhà trường cần làm tròn trách nhiệm của mình. Đó là làm sao giúp học sinh cảm thấy vui vẻ khi đến trường, giảm bớt áp lực học tập cho các em, giúp các em cảm thấy tình yêu thương trong nhà trường đúng nghĩa. Thực tế là dù Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giảm tải nhiều nhưng áp lực về thành tích đâu đó còn tồn tại trong nhiều nhà trường, từ đó đặt lên giáo viên, học sinh. Muốn giảm tải áp lực học tập thì cần phải giảm dạy thêm học thêm, giảm tải các nội dung chương trình học không đáng có trong trường học”, thầy A. phân tích.

Bên cạnh đó, thầy A. cho rằng, về lâu dài cần phải có một môi trường giáo dục riêng, chuyên biệt như nhiều nước phát triển đang áp dụng đối với đối tượng học sinh “đặc biệt”. Tức là, với những học sinh đánh nhau, gây gổ, thường xuyên ngổ ngáo trong lớp, trong trường thì các em sẽ được nhà trường, ba mẹ gửi qua trường đó trong một vài tuần để phối hợp giáo dục bằng các biện pháp kỷ luật, giáo dục tích cực.

Hc sinh cn đưc lng nghe, thu hiu

Hiện nay, các vụ bạo lực học đường diễn ra với tần suất ngày càng nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng, bạo lực. Không chỉ dừng ở đó, nguy hiểm hơn là đứng trước bạo lực học đường có không ít học sinh thể hiện sự vô cảm, thờ ơ khi không can ngăn mà đứng xem, cổ vũ, quay clip, sau đó đăng lên mạng xã hội. Nhiều trường học xảy ra bạo lực học đường thể hiện rõ sự lúng túng khi xử lý. Trong hầu hết các sự vụ chỉ giải quyết phần ngọn, giải quyết vụ việc chứ không tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết ngọn ngành vấn đề. Đặc biệt, hình thức kỷ luật tạm đình chỉ học tập có thời hạn từ 1-2 tuần đang được xem là giải pháp răn đe để trường học giải quyết bạo lực học đường. Theo TS. Võ Văn Nam (nguyên Trưởng khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT về kỷ luật học sinh cho phép nhà trường đình chỉ, tạm dừng học tập có thời hạn, thế nhưng không có nghĩa là khuyến khích nhà trường áp dụng hình thức này. Trước khi áp dụng hình thức kỷ luật này, nhà trường cần phải giáo dục học sinh bằng hình thức khác, để các em nhận thức được hành vi sai phạm của mình. Nghĩa là tạo cho các em sức tự đề kháng chứ không phải là dùng biện pháp mạnh. “Khi học sinh hành xử bạo lực là lúc các em đang mất phương hướng, hành động theo bản năng. Kỷ luật nghiêm khắc, đình chỉ học tập chưa phải là giải pháp tốt giải quyết bạo lực học đường. Thậm chí, khi đình chỉ học tập có thời hạn vô tình lại đẩy các em “cách ly” với môi trường lớp học, nhà trường, bạn bè, thầy cô; chối bỏ trách nhiệm giáo dục học sinh, đẩy trách nhiệm đó về xã hội”, TS. Nam nhấn mạnh.

Càng dùng bin pháp mnh thì bo lc càng bùng phát

Theo TS. Võ Văn Nam, hành xử của học sinh hiện nay phản ánh hành xử của xã hội nói chung khi các em tiếp nhận một cách vô thức, cảm tính những hành vi từ gia đình, xã hội, thầy cô. Do vậy, ngăn chặn bạo lực học đường là cần ngăn chặn từ chính gốc rễ của vấn đề, đó là an toàn, an ninh xã hội. Sở dĩ hiện nay nhiều trường học cảm thấy lúng túng khi xử lý bạo lực học đường là vì nhiều nhà quản lý giáo dục nóng lòng muốn giải quyết vấn đề hiện có. Trong khi vấn đề lại có nguyên nhân dai dẳng từ xã hội thì làm sao một sớm một chiều giải quyết được. Cho nên, càng nóng lòng, càng dùng biện pháp mạnh thì bạo lực lại càng bùng phát một cách mạnh mẽ do phản ứng dây chuyền. Nhà trường phải làm sao để học sinh cảm nhận được tình yêu thương từ phía người lớn, từ thầy cô, bạn bè. Chính trách nhiệm và tình yêu thương sẽ triệt tiêu bạo lực học đường.

Trong mỗi câu chuyện bạo lực học đường, TS. Nam cho rằng, điều học sinh cần trước hết là được lắng nghe, thấu hiểu hoàn cảnh đẩy đưa các em đến bạo lực, để từ đó nhà trường, thầy cô cùng giải quyết tận gốc rễ của bạo lực. Tuy nhiên, trong xử lý bạo lực học đường hiện nay, vấn đề tư vấn tâm lý học sinh dường như đang bị bỏ trống. “Răn đe ở đây không phải là nhà trường làm cho học sinh khiếp sợ mà là cần làm cho các em nhận ra đúng, sai. Nhà trường cần phải giáo dục học sinh về nhận thức để các em hành động nhân văn, chứ nếu làm các em khiếp sợ bởi kỷ luật thì sẽ càng lún sâu vào vòng luẩn quẩn, các em không thấy hướng đi, không tìm thấy hạnh phúc trong môi trường giáo dục. Nhà trường cần phải mạnh dạn đối diện để giúp học sinh vượt qua cơn khủng hoảng, bởi vì trường học là nơi để các em có môi trường giáo dục tốt nhất. Chỉ khi đã áp dụng tất cả các giải pháp giáo dục mà không thành công thì bất đắc dĩ mới dùng đến biện pháp đình chỉ học tập để chặn đứng hậu quả lây lan”, TS. Nam phân tích.

ThS. Vũ Kim Xuyến (giảng viên tâm lý học, Phân viện miền Nam – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) khẳng định, nguyên tắc giáo dục là cần phải đi từ thấp đến cao, bao gồm cả trong kỷ luật học sinh. Tạm đình chỉ học tập một vài tuần sẽ không giải quyết được vấn đề gì với bạo lực học đường, có khi còn ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Khi học sinh đang gặp phải vấn đề tâm lý mà nhà trường lại tách biệt các em ra khỏi cộng đồng lớp học thì có thể các em còn lún sâu hơn nữa. “Để đẩy lùi bạo lực học đường thì cần cả quá trình, cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chứ không thể chỉ giải quyết các sự vụ. Từ chính các trường đào tạo sư phạm, chương trình đào tạo cần phải thay đổi. Trước đây, môn tâm lý giáo dục và giáo dục học được coi là môn học có thời gian và lượng kiến thức nhiều nhất trong đào tạo giáo viên, và là môn thi tốt nghiệp của sinh viên sư phạm. Song hiện nay môn học này lại bị chia ra manh mún, rất nhỏ. Do vậy, giáo viên khi ra trường giảng dạy xử lý các tình huống thực tế cũng sẽ lúng túng. Cạnh đó, mối quan hệ ứng xử trong trường học giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, gia đình cũng phải có sự chuẩn mực để học sinh soi vào hành vi của mình”, ThS. Xuyến nêu rõ.

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)