Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cái đẹp của nghề giáo

Tạp Chí Giáo Dục

Nn văn hiến ca mt quc gia đưc th hin trong vic phát trin giáo dc nhm nâng cao dân trí. Dân tc Vit Nam t xưa đã có truyn thng hiếu hc nên vic kính trng ngưi thy dy hc đưc coi là mt đo lý cơ bn ca vic làm ngưi. Trong lch s dân tc, các thy giáo thưng sng mt cuc sng thanh bn, “an bn lc đo” nhưng đưc c xã hi và nhng ngưi đi hc tôn vinh lên mt đa v cao quý, đã đem li phn thưng tinh thn vô cùng quý giá mà không gì có th sánh đưc.


Nhà giáo Nguyn Hiếu Tín trong ngày vui tt nghip c nhân ca hc trò

Ngh nhà giáo tht “đp”

Trong lịch sử nước nhà có nhiều gương sáng về tình nghĩa thầy trò thiết tha đằm thắm, như danh nho Chu Văn An, một người thầy tiêu biểu về tính cương trực và tinh thần trọng nghĩa khinh tài, dâng sớ “thất trảm”, vua không nghe, ông liền trả mũ áo từ quan về dạy học. Trong số môn đệ của ông có hai người tài giỏi là Phạm Sư Mạnh và Lê Bá Quát làm quan đến nhất phẩm triều đình, nhưng đến khi thăm thầy vẫn đứng khép nép nghe thầy giảng dụ. Đến thời nhà Lê, bãng nhãn Lương Đắc Bằng khi thấy vua Trương Dực bê tha tửu sắc, cũng đã từ quan về quê dạy học. Trong số môn sinh của ông, có hai người lỗi lạc là Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Thừa Hưu, về sau một người đỗ trạng nguyên, một người đỗ thám hoa, nhưng khi hai người đến thăm thầy, vẫn lễ phép và trân trọng đến từng lời nói của thầy. Đến mãi sau này, gần một trăm năm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, nhưng truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vẫn được giữ vững đối với những người thầy có tinh thần yêu nước và có tư cách cao thượng, như cụ Đồ Chiểu, cụ Phan Bội Châu trong thế hệ trước, cụ Dương Quảng Hàm, Bùi Kỷ ở thế hệ sau…

Nghề nhà giáo thật là “đẹp”. Bởi lẽ, những truyền thống quý báu của dân tộc, mã “di truyền” văn hóa ấy, dù trải qua các thời đại nhưng vẫn còn sức sống thực tế, giúp những người thầy – người đưa đò thầm lặng có thể cảm nhận được những quả lành, trái ngọt từ những học trò cũ, những cuộc gặp gỡ thân tình, ấm cúng, những câu chào hỏi, chia sẻ động viên, những nghĩa cử tốt đẹp của tình thầy trò, thấy được chữ “nhân – nghĩa” trong xã hội hiện đại. Khái niệm “nhân – nghĩa” là một khái niệm xưa cũ, ngày nay ít ai nói đến trong sách vở, ở trường học, nhưng chuyện đời, đôi khi những gì được nhắc đến luôn dễ trở thành khẩu hiệu, còn những gì ít được nhắc thì tồn tại mãi trong lòng người và được thể hiện qua từng hành động, cử chỉ, lời nói và lối ứng xử của mỗi con người Việt Nam.

Trong nghề giáo thì lòng nhân nghĩa ấy thường được thể hiện một cách âm thầm, tự nhiên, không bao giờ phô trương và có lẽ không cần ai biết đến. Những tấm gương nhân nghĩa ấy không chỉ có trong sách giáo khoa xưa, mà ở xung quanh chúng ta, trong mối quan hệ thầy trò và bạn hữu, ngay cả thời hiện đại này.

Nghề giáo thì rất “đẹp”, nhưng cái “đẹp” của nghề giáo không hề đơn giản. Bởi cũng như quy luật chung của mọi cái đẹp khác, là phải đa dạng, luôn biến hóa, phải từ cái đẹp tầm thường đến cái đẹp lộng lẫy, từ cái đẹp đơn độc đến cái đẹp đa dạng, phong phú hơn, hợp lý hơn. Nếu giáo dục là một sự vận động không ngừng để tiến tới, thì cái đẹp của giáo dục, của nghề giáo cũng phải biến đổi theo cùng một nhịp. Thế nên người thầy phải luôn đi tìm cái mới, những cái mới trong kiến thức, trong chuyên môn nghề nghiệp, trong tâm hồn của mình, để tạo nên những cái mới trong từng học sinh, và từ đó hy vọng đóng góp vào việc xây dựng cái mới cho dân tộc trong tương lai. Đó là một hành trình đam mê, khám phá và đầy nỗ lực, trở thành trọng trách của người thầy trong thời đại mới.

Nơi y, ta thuc v

Thế giới rộng lớn này có rất nhiều điều hấp dẫn, hào nhoáng, nhưng chúng có trở thành “nơi chốn” của mỗi cá nhân và cộng đồng hay không lại là một chuyện rất khác. Bởi “nơi chốn” là gắn với văn hóa, ký ức, kỷ niệm, sự trưởng thành về nghề nghiệp và hơn hết là quan hệ của cộng đồng người, của đồng nghiệp trong một “hệ sinh thái nhân văn”.

Nơi ấy đối với tôi chính là Khoa Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Đầu năm 2007, sau khi TDTU vừa tròn 10 năm tuổi thì tôi được vào làm việc ở khoa. Đến nay 15 năm, có thể nói tôi đã trưởng thành với nghề giáo của mình tại nơi đây – ngôi nhà thứ hai, nơi chốn an lành với nhiều tình cảm thân thương và trí tuệ mà Khoa KHXH&NV và nhà trường đã dành cho. Tôi luôn tự hào nơi mình được làm việc, tuổi trẻ tôi ở đó, phía trước tôi chưa khi nào rời xa nó. Có thể nói Khoa KHXH&NV là một tri kỷ, song hành suốt hành trình lao động chữ nghĩa, tuy có nặng nhọc nhưng đầy kiêu hãnh.

 “Thư viện nhiệm mầu” của tôi là ký ức về những người học và quý đồng nghiệp. Người học/sinh viên là những trí thức trẻ, có những hoài bão lớn, luôn yêu thích học tập, khám phá, trau dồi kiến thức, kỹ năng. Sau khi ra trường, họ không phải là “tàng thư” mà là một thực tế sống động vẹn nguyên với những tháng năm còn trên ghế nhà trường. Dù họ nay đã trở thành nhà quản lý, những doanh nhân thành đạt, những chuyên gia đẳng cấp… nhưng vẫn trọn vẹn một tấm lòng của người học trò cũ ngày nào với thầy cô qua ánh mắt, nụ cười, lễ độ và nhiệt tình hỗ trợ những thế hệ đàn em đang nỗ lực học tập. Đó chính là những món quà lớn, những tặng phẩm hạnh phúc nhất mà tôi và những thầy cô khác đã từng nhận được. Đối với những đồng nghiệp ở khoa, họ luôn là người thầy, người bạn chân thành, tận tình hỗ trợ, tận tâm chia sẻ những lúc vui buồn, với tinh thần trách nhiệm cao, với tấm lòng chân ái cùng hướng về mục tiêu chung, trên “cùng một chuyến tuyến”. Tình cảm đó, tâm huyết đó, khó nói hết bằng lời, bởi lẽ xuất phát từ trái tim và tuệ trí.

Tôi nhớ, có một nhà báo Mỹ đã từng nói: “Nếu một người cho bạn thời gian của mình, người ấy không thể cho bạn món quà nào quý hơn nữa”. Có lẽ điều này, đúng với trường hợp của tôi và quý đồng nghiệp được gắn bó thời gian sâu sắc với Khoa KHXH&NV. Và đó chính là hành trình, ghi nhận lại những bước đi, những dấu ấn, ký ức, là một quyển album hình ảnh đầy sống động của tôi tính đến thời điểm này. Một hình ảnh đẹp của nghề giáo trong tôi!

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)