Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nghề dạy học: Nghề cao quý hay nghề… dễ bị tổn thương?

Tạp Chí Giáo Dục

C Th tưng Phm Văn Đng sinh thi đã tng nói: “Ngh dy hc là ngh cao quý nht trong nhng ngh cao quý, ngh sáng to nht trong nhng ngh sáng to vì nó đã sáng to ra nhng con ngưi sáng to”. Comenxki (nhà giáo dc hc Tip Khc) cũng tng phát biu: “Dưi ánh mt tri không có ngh nào cao quý hơn ngh dy hc”. Song, vi nhng gì đang din ra, nhiu thy cô giáo cho rng, ngh dy hc là ngh d b tn thương, ngh nguy him…


Chăm chút cho hc sinh tng nét ch đu đi, các thy, cô giáo ch mong xã hi nhìn nhn đúng v ngh dy hc

1. Từ sau lễ khai giảng năm học mới đến nay bao nhiêu ngày là có bấy nhiêu bài báo (báo chính thống) “đánh” ngành giáo dục. Những chuyện đáng đánh, đánh; nhưng những chuyện không đáng đánh, không có gì để đánh, người ta cũng “vạch lá tìm sâu”, “chuyện bé xé ra to” để đánh – “đánh” cho hả dạ phụ huynh, “đánh” cho vừa lòng xã hội.

Chẳng hạn như bức thư ngỏ của một trường THCS (Q.1, TP.HCM) về việc: “Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm với nhiều hình thức đa dạng; nhằm giúp học sinh tiếp cận việc đọc sách với tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (nhà văn Đoàn Giỏi) thông qua điện ảnh để trải nghiệm, giáo viên môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục địa phương, nghệ thuật tổ chức tiết trải nghiệm liên môn ngoài nhà trường với chủ đề “Vẻ đẹp quê hương – Cuộc sống muôn màu” nhằm khơi gợi những tình cảm tốt đẹp trong học sinh…”, có gì đâu mà báo lớn, báo nhỏ, báo địa phương, báo Trung ương cùng nhau “đánh” nhà trường. Đặc biệt là những bình luận của bạn đọc ở phía dưới mỗi bài viết, chua cay và mỉa mai ngành giáo dục vô cùng.

Trên thực tế, việc các trường tổ chức cho học sinh đi xem phim, xem kịch là chuyện vẫn thường diễn ra tại các trường trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một hoạt động trải nghiệm nằm trong chương trình giáo dục mới. Vậy thì có gì mà phải… ầm ĩ.

Sau vụ việc này, hiệu trưởng một số trường nói với tôi rằng, nhà trường “sợ” không dám cho học sinh đi xem phim, xem kịch, trải nghiệm ngoài trường học nữa. Điều này e rằng, người chịu thiệt thòi chính là các em học sinh…

Hay như vấn đề lạm thu. Thu mỗi học sinh 5-7 triệu đồng, thậm chí cả chục triệu thì đáng bị “đánh”, đáng bị lên án lắm. Nhưng nếu chỉ thu vài ba trăm ngàn đồng gọi là tiền quỹ lớp, quỹ trường – quỹ này dành để chi ngược lại cho học sinh do ngân sách Nhà nước có giới hạn – thì nhà trường, mà chính xác là ban giám hiệu và giáo viên có đáng bị “đánh” không? Đó là chưa kể, khoản tiền này là ban đại diện cha mẹ học sinh thu và chi chứ không phải nhà trường…

Và trên hết có rất nhiều trường, ban giám hiệu từ chối thu tất cả các khoản không nằm trong quy định của phòng GD-ĐT quận, huyện; Sở GD-ĐT… Bên cạnh đó cũng có không ít phụ huynh bỏ tiền túi, sức lao động để hỗ trợ nhà trường trang bị, sửa chữa cơ sở vật chất. Những hành động đẹp này rất đáng được khen ngợi, được nhân rộng nhưng tuyệt nhiên không thấy báo nào đăng, mạng xã hội (Zalo, Facebook…) lại càng không.

Phải chăng mọi người chỉ quan tâm đến cái xấu, cái tiêu cực, thậm chí thổi phồng cái chưa tốt thành cái xấu để câu like, câu view. Vậy thì đây đâu phải là xây dựng xã hội mà là vì lợi ích cá nhân…

2. Nghề nào cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh”, nghề dạy học cũng vậy. Huống hồ những “con sâu” trong ngành giáo dục chỉ là “sâu bé” so với những “con sâu khổng lồ” của các ngành nghề khác trong xã hội… Nhưng vì lý do gì mà nghề dạy học lại bị “soi” dữ vậy? Vì các thầy, cô giáo “thấp cổ bé họng” chăng?

Trước đây, có câu nói “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, 10 điểm/3 môn đã trúng tuyển vào trường sư phạm; thậm chí có giai đoạn, học sinh có bằng tốt nghiệp THCS (học xong lớp 9), học thêm 2-3 năm ở trường sư phạm là ra làm giáo viên tiểu học… Chính vì vậy mà không ít người có suy nghĩ, giáo viên là những người không học giỏi, nếu không muốn nói là học dở. Tuy nhiên đấy là chuyện của mấy chục năm về trước rồi.

Mấy năm trở lại đây, điểm chuẩn vào các trường sư phạm khá là cao, có những ngành còn cao hơn các trường kinh tế, luật… Không những vậy, sau khi trở thành viên chức ngành giáo dục, mỗi năm các thầy, cô đều phải đi tập huấn nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó cũng có nhiều thầy, cô học cao lên. Như giáo viên mầm non thì học lên cao đẳng, đại học; giáo viên tiểu học, THCS thì học lên đại học, sau đại học; giáo viên THPT thì học cao học…

Đầu vào cũng được coi là cao, hàng năm đều phải học thêm… Rõ ràng thầy, cô giáo không dở, không thua kém ngành nghề nào; thậm chí có những thầy, cô còn rất giỏi.

Về thời gian và công sức bỏ ra cho công việc của nghề dạy học cũng không ít hơn các ngành nghề khác, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Cụ thể như với giáo viên mầm non, cô giáo lúc nào cũng phải tới lớp trước để thông thoáng phòng học sau đó phải ra cửa lớp để đón trẻ từ tay phụ huynh; buổi chiều, trẻ về hết thì các cô lại phải dọn vệ sinh lớp học cho ngày mai. Giáo viên tiểu học cũng vậy, đừng ai nghĩ rằng, trống vang lên thì cô hết giờ làm. Không đâu, các cô còn phải đợi phụ huynh đến đón học sinh về, chứ không dám để trẻ bơ vơ – nếu có chuyện gì xảy ra với trẻ dù là sau giờ học, giáo viên cũng phải chịu trách nhiệm. Còn với các trường phổ thông, học sinh đánh nhau bất kể trong lớp, trong trường hay bên ngoài; học sinh hư; học sinh yêu sớm; học sinh học kém… tất cả đều là lỗi của nhà trường. Ngay cả khi giáo viên tranh thủ giờ ăn uống, nghỉ ngơi buổi tối, thứ bảy, chủ nhật để dạy thêm tăng thu nhập cũng bị… lên án. Đôi khi có nhiều người nói những lời rất khó nghe. Lẽ nào các thầy, cô kiếm thêm thu nhập bằng chính sức lao động của mình, bằng năng lực của bản thân cũng là sai. Dạy học ngoài giờ lên lớp là cách tăng thu nhập chân chính nhất của nghề dạy học. Huống hồ, với cách tính lương hiện nay thì hầu hết công chức, viên chức, người lao động đều không thể sống được bằng lương. Phần lớn mọi người đều phải làm thêm việc nọ, việc kia để tăng thu nhập…

3. Có thể thấy rằng, nghề dạy học đang bị “bắt nạt”. Học sinh “bắt nạt” – học sinh cứ kè kè điện thoại thông minh chờ thầy, cô sơ ý là chụp, là quay rồi tung lên mạng xã hội; phụ huynh “bắt nạt” – không vừa lòng chuyện gì đó với nhà trường, với giáo viên là các ông bố, bà mẹ đưa lên Facebook, Zalo để “500 anh em trong thế giới ảo” vào comment, chia sẻ; xã hội “bắt nạt”; báo chí cũng “không tha” cho nhà giáo – chuyện bé mà cứ cố tình xé ra to…

“Nhà trường là môi trường mở. Không chỉ có giáo viên và học sinh mà còn có phụ huynh giám sát. Một học sinh thì có tới 2, thậm chí 3-4 phụ huynh (cha mẹ, ông bà). Chính vì vậy, bất cứ chuyện gì dù bé tẹo xảy ra nhưng chỉ cần trái ý chỉ một trong số vài ngàn phụ huynh là thành chuyện lớn rồi. Chuyện đã không còn gói gọn trong nhà trường và gia đình mà lan rộng ra xã hội. Nhiều lúc giáo viên thấy tủi thân lắm, thấy cái nghề dạy học sao mà bạc bẽo quá, dễ bị tổn thương quá…”, một nhà giáo tâm tư.

Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày cả xã hội tri ân người thầy. Song những người làm giáo dục mong muốn không phải là những lời chúc hay, những lẵng hoa đẹp trong ngày 20-11… mà là sự thấu hiểu, tôn trọng của cả năm.

Kim Anh

Bình luận (0)