Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên “quay vòng” với công việc để đổi mới từng ngày

Tạp Chí Giáo Dục

Ngay t khi Chương trình giáo dc ph thông 2018 đưc trin khai, các thy cô giáo đã phi tiếp cn vi nhiu điu đi mi đ có th thc hin tt đưc chương trình mà ngành giáo dc và c xã hi mong đi. Vic đi mi là điu đương nhiên mà ngưi thy phi làm nhưng có my ai hiu đưc, các thy cô giáo đã phi “quay vòng” đến “chóng mt” đ có th đi mi tng ngày.


Giáo viên ti
u hc tham d mt khóa tp hun chương trình mi trong hè (nh minh ha)

Việc tìm hiểu, nghiên cứu nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các môn học và tham gia các lớp tập huấn sách giáo khoa chỉ là bước đầu trong hành trình đổi mới gian khó. Chương trình mới, sách giáo khoa mới đòi hỏi người thầy cũng phải đổi mới. Đổi mới trong tư duy giảng dạy từ truyền thụ kiến thức cho học sinh thành giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực. Thầy cô giáo không thể một giờ, một ngày có thể thay đổi ngay được tư duy trong giảng dạy mà cần có thời gian quen dần với sự đổi mới ấy. Để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, người thầy còn phải đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học cho phù hợp. Các buổi tập huấn, chuyên đề của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, nhà trường và của cả khối lớp nối tiếp nhau diễn ra. Các thầy cô giáo phải sắp xếp thời gian để tham dự.

Hiện nay, giáo viên các trường chỉ vừa đủ hoặc thiếu, hiếm trường nào có giáo viên dự khuyết. Vậy là mỗi khi thầy cô giáo đi tập huấn hay dự chuyên đề, người giữ lớp học không phải là giáo viên mà thường là nhân viên văn phòng hay bảo mẫu. Khi giáo viên trở về lớp, thầy cô phải sắp xếp để “chạy bài” cho kịp chương trình chứ không còn cách nào khác. Một trong những đổi mới hỗ trợ cho việc thực hiện tốt phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh ở tiểu học đó là tích hợp nội dung giáo dục STEM vào bài học (bài học STEM). Để thực hiện bài học STEM thật không đơn giản, tổ chuyên môn phải hội họp, thảo luận, nghiên cứu chương trình, chọn lựa môn học, bài học nào có thể thực hiện được, thực hiện theo hình thức nội môn hay liên môn, sản phẩm của bài học STEM phải phù hợp với điều kiện trường lớp, khả năng của học sinh… Nhiều giáo viên đã thắc mắc: Tại sao khi biên soạn sách giáo khoa mới không tích hợp STEM vào các bài học để giáo viên không phải “đau đầu” về việc thực hiện bài học STEM này? Tại sao không tích hợp STEM sau khi thực hiện chương trình mới xong ở lớp 5? Việc tích hợp nội dung STEM vào bài học lúc này, khi giáo viên còn đang “loay hoay” với chương trình mới, sách giáo khoa mới chỉ gây khó khăn thêm cho giáo viên. Việc soạn kế hoạch bài dạy (giáo án) cũng là nỗi “ám ảnh” triền miên của người thầy. Sách giáo khoa mới, các phương pháp – kỹ thuật dạy học mới, thầy cô phải mất rất nhiều thời gian công sức để soạn kế hoạch bài dạy. Giáo viên tiểu học là cực nhọc nhất vì mỗi ngày phải soạn ít nhất 4 bài dạy và 4 bài giảng điện tử để trình chiếu kèm theo, nghĩa là mỗi ngày thầy cô phải soạn ít nhất 8 bài. Hiện nay, giáo viên dạy 2 buổi nên việc soạn kế hoạch của thầy cô phải làm vào buổi tối hay ngày cuối tuần. Thật sự, nhiều thầy cô vì sức khỏe, vì hoàn cảnh gia đình không thể nào làm nổi nên đành phải sao chép giáo án từ trên mạng về chỉnh sửa lại hay phải tự bỏ tiền mua giáo án. Mặc dù biết rằng làm như thế là không đúng nhưng các thầy cô ấy không còn cách nào khác khi không có đủ thời gian và sức khỏe. Nhiều tiếng chê trách về việc làm này cũng đã làm xót lòng các thầy cô đã làm như thế vì “lực bật tòng tâm”. Cũng vì hướng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh mà nhiều hoạt động đã đưa vào nhà trường để học sinh tham gia như An toàn giao thông – Hành trình văn minh, Sơ cấp cứu, Robotic, Nhạc kịch lịch sử tiếng Anh… Học sinh tham gia thì thầy cô cũng phải là người hướng dẫn, tập luyện, hỗ trợ.

Giáo viên mong ch lm mt s ch đo đi mi “chm mà chc” đ thy cô có th bình tâm, vng bưc trên con đưng “trng ngưi” đy gian nan, th thách.

Những năm gần đây, giáo viên phải học bồi dưỡng thường xuyên trong suốt năm học do Bộ GD-ĐT tổ chức và yêu cầu tất cả giáo viên phải học trên hệ thống tập huấn  (taphuan.csdl.edu.vn). Các học phần được gọi là mô-đun. Thực sự mà nói, rất nhiều mô-đun chỉ là lý thuyết vô ích, nó không giúp gì cho giáo viên trong việc giáo dục, giảng dạy học sinh thực tế. Mặc dù vậy, giáo viên vẫn phải học vội vã, hối hả cho kịp thời gian quy định. Hiện nay, giáo viên phải dạy 2 buổi, phải nghiên cứu chương trình mới, phải soạn kế hoạch bài dạy theo sách giáo khoa mới, phải tham gia rất nhiều chuyên đề, tập huấn…, người thầy phải thức khuya, dậy sớm học để hoàn thành các mô-đun trên hệ thống tập huấn. Mới đây, giáo viên càng bức xúc hơn khi được thông báo phải học bồi dưỡng thường xuyên giai đoạn 2 và 3 bằng cách học trực tiếp trên nền tảng lớp học ảo của hệ thống quản lý học trực tuyến tại địa chỉ http://taphuan.csdl.edu.vn/lha. Cụ thể ở giai đoạn 2, giáo viên tiểu học sẽ học vào 2 ngày chủ nhật và giai đoạn 3 dự kiến sẽ học trực tiếp trên lớp học ảo này trong 7 ngày chủ nhật. Giáo viên đã “quay cuồng” với nhiều việc. Chủ nhật là ngày các thầy cô phải đi chợ mua sắm cho cả tuần, phải dọn dẹp nhà cửa, chăm lo gia đình, nghỉ ngơi dưỡng sức. Chủ nhật cũng là ngày các thầy cô về quê thăm nhà; các thầy cô ở thành phố thăm viếng ông bà, cha mẹ hay sum họp gia đình. Chủ nhật là ngày mà các tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan, họp mặt… thường được tổ chức. Chủ nhật là ngày mà biết bao nhiêu việc giáo viên cần làm, phải làm… Vậy mà giáo viên phải học! Nhiều thầy cô đã đặt câu hỏi: Bộ GD-ĐT nghĩ sao khi tổ chức cho giáo viên học trực tiếp trên lớp học ảo vào ngày chủ nhật? Tại sao không tổ chức vào thời gian học sinh nghỉ hè? Tại sao không tổ chức học như giai đoạn 1 để giáo viên có thể học bất kỳ lúc nào khi sắp xếp được thời gian?… Những năm gần đây, số giáo viên nghỉ việc, bỏ việc ngày càng nhiều không chỉ do lương bổng thấp mà phần lớn do áp lực công việc và học tập đã đè nặng lên vai giáo viên, làm các thầy cô ngày càng mệt mỏi, chán nản. Việc học bồi dưỡng thường xuyên vào ngày chủ nhật là một minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất.

Một cô giáo trẻ có 2 con nhỏ đã từng nói với tôi: “Quay cuồng với công việc và 2 đứa con nhỏ, nhiều lúc em phát điên lên được!”. Vào năm học mới chưa được bao lâu, nhiều thông tin về thầy cô đã có những lời nói, hành động, ứng xử sư phạm không tốt đối với học sinh đã làm dư luận xã hội phản ứng mạnh mẽ. Điều đó thật chính đáng vì ngay chính các đồng nghiệp trong ngành cũng thấy bất bình vì những sai sót đáng trách ở các thầy cô ấy. Thế nhưng, giáo viên cũng rất mong sự rộng lượng từ các bậc phụ huynh và cộng đồng, bởi biết đâu khi những áp lực đổi mới đã làm các thầy cô ấy căng thẳng và trong những phút bức xúc vì nhiều điều đã gây ra những lỗi lầm khó thể tha thứ. Các thầy cô cũng rất mong các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục thấu hiểu cho sức chịu đựng có hạn của giáo viên khi phải “chạy đua” theo công cuộc đổi mới như hiện nay. Giáo viên mong chờ lắm một sự chỉ đạo đổi mới “chậm mà chắc” để thầy cô có thể bình tâm, vững bước trên con đường “trồng người” đầy gian nan, thử thách.

Bài, ảnh: Lê Phương Trí

Bình luận (0)