Ngay khi biết tin xăng tăng lên 21.300 đồng/ lít, nhiều bạn trẻ đã gửi xe về nhà hoặc “đắp chiếu để đấy”.
Bất cứ sinh viên nào khi quyết định mang xe lên các thành phố lớn để tiện việc đi lại cũng đều lường trước được những chi phí phát sinh như: tiền rửa xe, tiền bảo dưỡng, sửa chữa xe, tiền gửi xe và tất nhiên không thể thiếu tiền đổ xăng.
Tuy nhiên, trước tình trạng “cái gì cũng tăng giá” như hiện nay, Thuấn, sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội than vãn “bây giờ đi chợ vài chục cái vèo là hết. Nếu có khách có khi mất cả tiền trăm mà vẫn chưa mua được gì nhiều. Thế mà xăng còn tăng giá, không hiểu bọn em lấy tiền đâu ra để nuôi chính mình, nuôi xe đây?!”.
Buồn vì không “nuôi” nổi xe
Khác với Thuấn, cô bạn Hoa, sinh viên một trường đại học khác ở Hà Nội lại tỏ ra khá tự tin “mình đã đi làm thêm từ năm thứ 2, nên cũng kiếm được một khoản đủ trang trải cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, xăng tăng giá như vậy thì làm cũng chỉ đủ nuôi xăng xe, điện thoại thôi, chứ chẳng còn dư giả gì. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, chắc mình bán xe này đi mua xe đạp điện mất thôi. Hoặc không thì mua một chiếc tiết kiệm xăng hơn cái hiện tại để giảm chi phí”.
Nhiều sinh viên mang xe về "trả" bố mẹ
|
Cùng hoàn cảnh với hai bạn sinh viên trên, nhiều bạn trẻ khác đã quyết định mang xe về quê “trả bố mẹ”. Lan, một tiểu thư “có tiếng chịu chơi”, sinh viên năm cuối một trường cao đẳng ở Hà Nội kể “mỗi tháng bố mẹ cho 5 triệu. Trừ tiền nhà, tiền ăn tiêu ra rồi còn được một đến 2 triệu mua quần áo, đồ đạc, mình chẳng dư giả gì mà lo tiền xăng xe. Bố mẹ không cho thêm tiền thì mình chịu chết, đành trả xe để “biểu tình” đòi tăng viện trợ vậy. Hi vọng bố mẹ thương mình mà cho thêm tiền không thì chết”.
Nếu như trước kia xăng chỉ tăng một chút, Quang vẫn cố gắng gượng chịu đựng được, thì nay cậu sinh viên năm cuối này quyết định “nói không với xe máy”. Quang, 23 tuổi – sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ “ngoài đi học, mình có đi gia sư để kiếm thêm thu nhập. Giờ tiền lương dạy người ta vẫn chưa tăng mà giá xăng tăng ầm ầm thế thì đành đi xe bus hoặc xe đạp cho lành. Cứ tưởng tượng đứng ngoài đường chờ hết tắc cũng phải mất cả tiếng đồng hồ, xăng lại đắt thế thì mình làm sao dám sử dụng xe máy nữa”.
Tại một số xóm trọ, một số bạn trẻ đã quyết định “đắp chiếu, bạt cho xe yên vị một chỗ”. Theo Nhàn, một bạn sinh viên năm cuối của trường Đại học Quốc gia Hà Nội thì “giá xăng tăng khiến mình bớt năng động hẳn đi. Bình thường thỉnh thoảng còn hay tụ tập bạn bè, tới nhà mấy người bạn ở xa chơi. Giờ thì đi đâu cũng sợ không đủ tiền đổ xăng. Đấy là chưa kể vào phải cây xăng gian lận đấy, nếu không chắc mình nhịn ăn để bù lỗ nuôi xe mất”.
Chủ nhà trọ “choáng” vì mất nguồn thu
Ở một số xóm trọ, chủ nhà vẫn “cử” hẳn ra một đội gồm từ 2 đến 3 bảo vệ, chuyên chịu trách nhiệm trông xe cho các bạn sinh viên và khách của họ ở xóm trọ đó. Mỗi lần họ dắt xe ra khỏi xóm trọ là mất toi 3 nghìn đồng (tùy từng xóm trọ). Tuy nhiên, từ nhiều ngày nay, do giá xăng tăng nên nhiều sinh viên hạn chế đi lại khiến nguồn thu của các chủ xóm trọ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chủ một số xóm trọ thấy "buồn" vì sinh viên ít đi lại bằng xe máy
|
Thủ, sinh viên năm cuối trường Đại học Mỏ – Địa chất cho biết “ngày trước thì cứ tí tí có người gọi là tớ lao ra đường. Vừa ra xong vào gửi xe tại xóm trọ của mình mà cũng mất vài nghìn rồi. Giờ xăng tăng giá, cái gì cũng tăng theo, mình đâm ra ngại đi lại. Bạn bè cũng ít tụ tập hơn nên chủ nhà thất vọng ra mặt”.
Duy chỉ có một nhóm người cảm thấy khá “vui mừng” khi xăng tăng giá đó là những chủ nhà trọ và những bạn sinh viên không có xe máy bởi nhờ vậy mà lối vào xóm trọ thoáng hơn hẳn, trên đường đi đỡ đông đúc, chật chội hơn nhiều. Thế nhưng, “thảm cảnh” lớn xảy ra đó là rất nhiều sinh viên chuyển sang đi xe bus khiến lượng người trên các xe bus dù lớn vẫn chật “không còn chỗ đứng” cho những người chậm chân.
Duy chỉ có một nhóm người cảm thấy khá “vui mừng” khi xăng tăng giá đó là những chủ nhà trọ và những bạn sinh viên không có xe máy bởi nhờ vậy mà lối vào xóm trọ thoáng hơn hẳn, trên đường đi đỡ đông đúc, chật chội hơn nhiều. Thế nhưng, “thảm cảnh” lớn xảy ra đó là rất nhiều sinh viên chuyển sang đi xe bus khiến lượng người trên các xe bus dù lớn vẫn chật “không còn chỗ đứng” cho những người chậm chân.
Giải pháp
Theo kinh nghiệm của L, sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thì “để đối phó với “vấn nạn” này, bạn cần ngay lập tức update (cập nhật) cho mình những bí quyết, kinh nghiệm lái xe để bớt tốn nhiên liệu. Nếu có thể nên hạn chế đi lại và nên dùng xe số hoặc xe đạp điện thay vì những chiếc xe ga bởi chúng rất tốn xăng”.
Sinh viên nghĩ ra nhiều giải pháp để tiết kiệm xăng thời bão giá
|
Bạn Hồng Nhung, sinh viên năm thứ 1 trường Đại học Hà Nội lại cho rằng “theo mình bạn nên giữ tốc độ đều đều khi tham gia giao thông, hoặc tắt máy lúc đứng chờ đèn đỏ khoảng 1 phút để tiết kiệm xăng”.
Còn Việt Xô, sinh viên năm thứ 2 trường Cao đẳng du lịch Hà Nội khuyên “đầu tiên là bạn phải chịu khó bảo dưỡng xe. Tiếp đến là giảm bớt chuyện đi lại nếu có thể. Sau cùng là đi xe số để giảm chi phí nuôi xe”.
Theo VnMedia
Bình luận (0)