Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh được trao quyền tìm hiểu, sáng tạo trong môn học

Tạp Chí Giáo Dục

Không hc theo cách truyn thng da vào sách giáo khoa, các em hc sinh khi 11 Trưng THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) hc văn thông qua d án Xây dng khu trin lãm lch s, văn hóa, danh nhân Sài Gòn – TP.HCM, tài liu v trưng.          


Hc sinh thuyết trình v sn phm do lp thc hin

Lựa chọn cuốn sách “Sài Gòn hay ta” khi thực hiện dự án, học sinh lớp 11A5 hiện thực hóa nội dung qua các sản phẩm: móc khóa, ly sứ, sticker, bookmark (vật dụng được sử dụng để đánh dấu trang sách – khóa sách) mang đậm dấu ấn của Sài Gòn. Đưa chất liệu văn hóa vỉa hè đặc trưng của Sài Gòn với ghế nhựa đỏ, xe nước mía, bản đồ Sài Gòn, ly cà phê phin, chai xá xị vào sản phẩm móc khóa, Ngô Gia Khang (thành viên lớp 11A5) cho biết, nhóm mong muốn mang đến một Sài Gòn – TP.HCM gần gũi nhưng cũng đầy riêng biệt, không lẫn vào bất kỳ một thành phố nào trên thế giới. “Mỗi hình ảnh đều được nhóm tự vẽ tay tỉ mỉ, chi tiết. Dù chỉ là một lát cắt rất nhỏ về Sài Gòn nhưng mỗi hình ảnh lại có sự tiếp nối của văn hóa Sài Gòn xưa và nay, làm toát lên “cốt cách” của Sòn Gòn ngay cả trong bối cảnh thành phố đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ”, Gia Khang nói. Với cách học văn này, Gia Khang cho biết mỗi học sinh không chỉ được học về khả năng cảm thụ văn học, mà còn là khả năng thiết kế, sáng tạo, làm việc nhóm, giúp môn văn không còn cứng nhắc mà trở nên thú vị. 

Trong khi đó, học sinh lớp 11A13 lại lựa chọn hình ảnh gắn với ngôi trường THPT Lê Quý Đôn để tạo ra các sản phẩm: tập san, lịch để bàn, móc khóa, sticker… Lê Minh Anh (thành viên lớp 11A13) chia sẻ, Trường THPT Lê Quý Đôn là ngôi trường cổ kính nhất TP.HCM, với gần 150 tuổi. Ngôi trường là chứng nhân của những thăng trầm lịch sử Sài Gòn – TP.HCM qua nhiều giai đoạn. Rất nhiều danh nhân văn hóa đã học từ ngôi trường này như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; nhà sưu tầm, nghiên cứu Vương Hồng Sển… Do vậy, tìm hiểu về lịch sử của ngôi trường cũng là cách để học về lịch sử Sài Gòn – TP.HCM, cảm thụ văn học. “Để cho ra được bộ sản phẩm về trường, chúng em phải đọc rất nhiều sách, tài liệu. Mỗi sản phẩm là hiện thân của kiến thức mà chúng em chắt lọc từ quá trình đọc, nghiên cứu: đó là hình ảnh đặc trưng của trường với tượng Lê Quý Đôn, đài phun nước trong móc khóa; là những góc chụp tái hiện hình ảnh ngôi trường gần 150 tuổi… Chúng em mong muốn mỗi học sinh sẽ hiểu thêm, yêu và tự hào về ngôi trường mình đang học, từ đó có ý thức học tập, gìn giữ, bảo tồn…”, Minh Anh nói.

Tham gia vào dự án, học sinh lớp 11A6 mang đến các sản phẩm: túi vải in, vẽ các hình ảnh đặc trưng về Sài Gòn như ly cà phê sữa đá, bánh mì, cơm tấm, chợ Bến Thành, xe xích lô, áo dài… thông qua tác phẩm “Sài Gòn một thời như thế”. “Khó nhất là sau khi lên ý tưởng thì cần phải hiện thực hóa, điều này đòi hỏi chúng em phải mày mò làm đi làm lại nhiều lần, qua đó học được nhiều kỹ năng. Thông qua cách học văn như thế này là cơ hội để chúng em được tìm hiểu về Sài Gòn – TP.HCM, về ngôi trường mình đang học. Học văn không còn là phân tích tác phẩm mà đã bước ra ngoài đời sống, tạo ra các sản phẩm hiện hữu, ứng dụng được vào thực tế”, Nguyễn Thị Tố Uyên (thành viên lớp 11A6) chia sẻ.

Khi hiu sâu v văn hóa, hc sinh s có cách ng x phù hp

Theo nghiên cứu sinh về văn hóa Nguyễn Văn Sang, học sinh cần phải quan sát nhiều hơn, đặt câu hỏi nhiều hơn, đọc nhiều hơn để học được thêm về văn hóa, lịch sử TP.HCM ngay xung quanh các em. Việc hiểu sâu về văn hóa đất nước sẽ giúp các em có cách ứng xử phù hợp để hòa nhập trong quá trình hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu. “Các bạn trẻ thường thích những điều gì đó năng động, hiện đại, vì thế việc học trong nhà trường gắn liền với trải nghiệm thực tế là cách thiết thực nhất để thầy cô trao quyền cho học sinh chủ động tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Sài Gòn – TP.HCM. Vai trò lớn nhất của nhà trường khi này là dẫn dắt, từ những sản phẩm văn hóa hiện đại, thầy cô sẽ dẫn dắt để học sinh chủ động tìm hiểu văn hóa truyền thống, điều này cũng giúp lịch sử trở nên hứng thú, không còn khô khan”, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Sang nói.


Ti
ết hc văn khác l ca hc sinh khi 11 Trưng THPT Lê Quý Đôn

Theo cô Lê Ngọc Hân (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn), dự án gắn liền với chương trình học ngữ văn khối 11 với các bài về văn thuyết minh, tản văn, văn nghị luận, chủ điểm liên quan như hành trang vào tương lai… Tuy nhiên, thay vì học sinh bám vào văn bản sách giáo khoa như trước đây thì trong dự án các em được lựa chọn tác phẩm văn học về văn hóa, lịch sử, danh nhân Sài Gòn – TP.HCM, cũng như gắn với lịch sử, truyền thống nhà trường để phát triển kiến thức bài học, và phát triển thành sản phẩm như túi vải, móc khóa, ốp điện thoại, bookmark, bình nước, lịch để bàn… Cô Hân cho biết thêm, nhiều năm nay, với bộ môn ngữ văn, nhà trường luôn mong muốn học sinh thực hiện được nhiều điều từ trang sách. Trong chương trình cũ, trải nghiệm môn học chỉ dừng ở việc cho học sinh làm sống lại những cảm xúc khi đọc các tác phẩm trong sách giáo khoa, nghĩa là hóa thân và sân khấu hóa là chính. Học sinh vẫn có thể sáng tạo ra ngoài “lằn ranh” tác phẩm – viết tiếp câu chuyện của tác giả với mong ước, cảm nhận và góc nhìn của chính mình; song những trải nghiệm, sự sáng tạo đó vẫn còn bị bó buộc, chưa thực sự mở và thoát ly khỏi cánh cổng nhà trường. Bây giờ với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thầy trò đã không còn “đốt đuốc đi đêm” nữa mà đã cùng nhau soi sáng, trải nghiệm, mạnh dạn đổi mới. “Với dự án này, cả tổ ngữ văn quyết “liều một phen”, không đi theo lối dạy và kiểm tra đánh giá cũ nữa mà đi theo lối mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ở đó, buộc học sinh phải phát triển năng lực thông qua sản phẩm, gắn với cách hiểu, cảm thụ của các em. Với mỗi năng lực mũi nhọn của học sinh sẽ lại là mũi tên để các em đi tiếp nữa. Đích đến cuối cùng không chỉ là làm ra các sản phẩm gắn với những kiến thức các em học được mà sản phẩm làm ra phải có tính ứng dụng, tính thân thiện với môi trường, tính mỹ thuật, thể hiện sự sáng tạo. Qua đó, học sinh bước đầu tiếp cận được với việc khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp”, cô Hân phân tích.

Theo cô Hân, sản phẩm học sinh tạo ra trong dự án sẽ được tính vào điểm đánh giá thường xuyên. Đặc biệt, sẽ được lựa chọn để đưa vào giảng dạy trong các môn như ngữ văn, nội dung giáo dục địa phương…

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)