Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Yêu học sinh sẽ gặt trái ngọt

Tạp Chí Giáo Dục

Cô Trn Bé Hng Hnh – Hiu trưng Trưng Tiu hc Nguyn Thái Hc (qun 1) là mt trong 12 cán b qun lý toàn TP.HCM đt Gii thưng Võ Trưng Ton năm 2023.


Cô Trn Bé Hng Hnh vui cùng hc sinh

Ph huynh hiu và đng hành

Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm TP.HCM năm 1998, cô Trần Bé Hồng Hạnh bước vào nghề với nhiều hồ hởi, trong vai trò giáo viên tại Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1). Sau nửa năm tập sự, cô thi đậu biên chế, chính thức trở thành giáo viên của trường.

“Năm đầu tiên đứng lớp, tôi được nhà trường giao cho làm giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Với sĩ số lớp khi đó hơn 40 học sinh, tôi thực sự bị “sốc” khi thấy mình phải chịu trách nhiệm với cả “đàn con 40 em”. Thời điểm đó từ một cô nữ sinh mũm mĩm, tôi sút cân rất nhiều do lo lắng…” – cô Hạnh kể.

Nhớ lại buổi họp phụ huynh đầu tiên với lớp chủ nhiệm, cô Hạnh kể, phụ huynh thấy cô giáo trẻ quá (lúc đó mới 21 tuổi) thì… hoài nghi, đặt nhiều câu hỏi chất vấn, đặt ra các tình huống sư phạm yêu cầu giáo viên xử lý. Cô giáo trẻ chỉ biết nói phụ huynh hãy an tâm, tin tưởng khi giao con cho mình.

Trong suốt năm học, do học sinh đa phần đều khó khăn, lớp chỉ học buổi sáng, vào những buổi chiều cô Hạnh xin phụ huynh cho các em ở lại để cô kèm, nhất là những em không theo kịp bài trên lớp. Có lần trời mưa to, buổi chiều tan học mưa ngập lút bánh xe, cô Hạnh phụ đẩy xe cho phụ huynh đưa học sinh về đến tận nhà dưới trời mưa tầm tã.

“Khi đó tôi chỉ nghĩ, mình yêu thương học trò thì phụ huynh sẽ hiểu và đồng hành hơn với mình. “Trái ngọt” cho tình yêu thương học sinh là kết thúc năm học, thay bằng những hoài nghi đầu năm, phụ huynh đã hoàn toàn tin tưởng, thậm chí còn nài nỉ xin được đi theo cô tiếp năm học sau” – cô Hạnh rưng rưng.


Cô Hnh quan đim rng, trưng hc phi là nơi mang nim vui đến cho hc sinh

Với cô Hạnh, lứa học sinh chủ nhiệm đầu tiên là lứa học sinh cho cô nhiều kỷ niệm nhất. Đến bây giờ, có em vẫn giữ liên lạc với cô sau 25 năm. “Ngày 20-11 năm đó, các em tự làm thiệp, tự viết lời chúc, cuối năm học, các em làm cuốn lưu bút tặng cô. Những dòng chữ vẫn còn sai chính tả, câu chữ còn ngô nghê nhưng khiến tôi bất ngờ, xúc động, sau bao lần chuyển nhà đến bây giờ vẫn giữ, cất kỹ càng trong hộp thiếc. Mỗi khi thăng trầm, buồn tủi với nghề, chỉ cần mở hộp thiếc đó ra, đọc những dòng chữ đó tôi lại thấy mình cần phải nỗ lực vì học trò mình…”.

Là giáo viên “chạm ngõ” đổi mới giáo dục Chương trình 2000, cô Hạnh được tin tưởng lựa chọn ghi hình môn tiếng Việt lớp 2 để triển khai đổi mới cho toàn thành phố. Những năm 2000, 2001, cô cũng là giáo viên tiên phong đưa giáo án điện tử vào giảng dạy…

“Với yêu cầu đổi mới thời điểm đó, tôi liên tục xung phong đi dự giờ và đăng ký xin được thầy cô dự giờ tiết dạy của mình để bồi dưỡng chuyên môn. Các thầy cô đi trước chỉ bảo cho tôi từ tác phong dáng đi, đứng, cách cầm sách, viết bảng cho đến phương pháp dạy học, việc xây dựng bài… Mỗi lần nghe xong là tôi thay đổi liền”.

“C nhà cm ơn cô vì đã khen con”

Trong hành trang 12 năm đứng lớp, cô Hạnh nhớ mãi một câu chuyện đã trở thành bài học để cô “làm nghề”.

Cô Hạnh kể: Năm đó, trong lớp chủ nhiệm lớp 1, có học sinh tên Minh Nguyên rất quậy, thường xuyên bị cô la. Có một lần, khi Nguyên tập trung học bài, cuối giờ được cô khen cùng với nhiều học sinh nữa. Nhưng bất ngờ là ngày hôm sau, bà ngoại Minh Nguyên bắt xe ôm đến tận nhà cô gửi cô 10 quả trứng gà cùng một bức thư Minh Nguyên viết.

“Bà ngoại nói, cả nhà cảm ơn cô Hạnh vì hôm qua là lần đầu tiên Minh Nguyên được cô khen, con đã vui suốt cả ngày. Khi mở bức thư của học trò mình ra, tôi đã khóc bởi những dòng chữ non nớt con viết, con nói con cảm ơn cô, con yêu cô Hạnh, con sẽ không để cô Hạnh buồn nữa. Và từ sau lời khen đó, Minh Nguyên trở thành cậu học trò rất ngoan, chăm học, học rất giỏi, ánh mắt con lúc nào cũng lấp lánh…”.

Với cô Hạnh, câu chuyện của Minh Nguyên là bài học lớn để cô thay đổi tư duy, phương pháp dạy học. Đó là thay vì chỉ áp đặt, chỉ trích học trò thì giáo viên đừng tiếc lời khen, khen các em đúng lúc, kịp thời. Một lời khen của giáo viên có thể thay đổi cả một đứa trẻ, tác động đến cả một gia đình.

“13 năm làm quản lý giáo dục, câu chuyện của Minh Nguyên vẫn được tôi mang ra kể cho đồng nghiệp mỗi khi có dịp, khi sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ. Tôi vẫn khuyên thầy cô không nên tiếc lời khen với học trò. Chỉ cần ngày hôm nay các em tiến bộ, thay đổi hơn so với ngày hôm qua; buổi chiều con tiến bộ hơn so với buổi sáng, là con đã xứng đáng được khen, chứ không phải đợi đến khi con có điểm tốt, con học giỏi mới dành lời khen” – cô Hạnh bày tỏ.

N lc mang trưng hc hnh phúc đến hc sinh

Năm 2019, cô Trần Bé Hồng Hạnh nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học. Đây cũng là giai đoạn cả ngành giáo dục đang chuẩn bị bước vào đổi mới Chương trình GDPT 2018 ở khối lớp 1 cho năm học 2020-2021.

Xác định đội ngũ đóng vai trò then chốt quyết định thành bại của đổi mới, cô Hạnh xây dựng chiến lược bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, sau đó lấy giáo viên cốt cán bồi dưỡng, tập huấn lại cho đội ngũ theo từng nhóm nhỏ. Trong suốt năm học, cô liên tiếp tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, mời chuyên gia về chia sẻ, bồi dưỡng…

Đặc biệt, với quan niệm học sinh đến trường là phải vui, trong vai trò đầu tàu, cô Hạnh đã chủ trương xây dựng trường học hạnh phúc. Không đánh giá học sinh qua điểm số, thay vào đó tạo nhiều sân chơi để học sinh trải nghiệm, kết nối với phụ huynh qua các sân chơi. Những CLB Bạn gái, CLB Đờn ca tài tử, phòng tư vấn học đường… đã ra đời từ rất sớm, trở thành không gian để học sinh chia sẻ, tỏ bày, kết nối.

Đ Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)