Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Lập hòm thư cai nghiện game online

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sáng ngày 13/4, ông Dương Văn Bá, phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT), cho biết, một nội dung mới trong "chương trình hành động về phòng, chống tác hại của game online có nội dung bạo lực và không lành mạnh" đặt ra với các trường Tiểu học, THCS, THPT và ĐH, CĐ là lập hòm thư góp ý để phát hiện những học sinh, sinh viên chơi, nghiện chơi trò chơi.

Từng trường sẽ lập hòm thư theo dõi. Hàng tháng có báo cáo Sở GD-ĐT để Sở tập hợp gửi về Bộ để phối hợp xử lý, ông Bá nói.
Theo kế hoạch đặt ra, chương trình sẽ phấn đấu để 100% cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên nhận thức được tác hại của game online có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
100% học sinh, sinh viên ký cam kết với nhà trường và các tổ chức đoàn thể không tham gia trò chơi này.
100% các trường không có các vi phạm trong nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên liên quan đến các nội dung bạo lực và không lành mạnh do tác động của game online.
Ông Bá cho biết, việc xử lý học sinh, sinh viên nghiện game sẽ xử lý tùy theo mức độ cấp học.
Trước đó, theo một khảo sát của Sở GD-ĐT Hà Nội về thực trạng học sinh chơi game online, trong tổng số gần 990.000 học sinh phổ thông, có 5.805 em nghiện game online, chiếm tỷ lệ 0,58%. Cụ thể ở tiểu học có 912 học sinh, THCS có 1.949 học sinh và  THCS  và THPT có 2.944 học sinh nghiện game online.
Số liệu thống kê cho thấy, có 1/5 số học sinh phổ thông đến đại lý internet để chơi game online từ 1-3 lần/tuần, tương ứng với gần 216.000 em; số chơi game online nhiều hơn 10 lần/tuần là gần 13.000 học sinh. Thời gian cho một lần chơi dài nhất được các em cho biết là 12 giờ; hơn 188.000 em chơi trong 1 giờ mỗi ngày, chơi trong khoảng 2-3 giờ là gần 158.000 em…
Kiều Oanh / Vietnamnet

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)