Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tuyển giáo viên đợt 2: Địa phương nên có giải pháp đặc thù để thu hút giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Hc đưc gn hết hc k 1, TP.HCM vn còn thiếu hơn 4.700 giáo viên. Các đa phương li rc rch bưc vào đt tuyn dng giáo viên đt 2. Giám đc S GD-ĐT Nguyn Văn Hiếu yêu cu các đơn v cn xây dng các gii pháp đc thù đ thu hút giáo viên tiu hc các b môn khó tuyn như âm nhc, tiếng Anh, tin hc, m thut, th dc…


Các đa phương ti TP.HCM li bt đu đt tuyn dng giáo viên đt 2 trong năm hc

Mi đa phương thiếu hàng trăm giáo viên

Quận Bình Tân vừa ban hành kế hoạch tuyển dụng giáo viên đợt 2 với 177 giáo viên, nhân viên ở cả 3 cấp học là mầm non, tiểu học, THCS để phục vụ giảng dạy học kỳ 2 năm học 2023-2024. Trong đó, thiếu nhiều nhất là bậc THCS với 89 giáo viên, 3 nhân viên; tiểu học với 58 giáo viên, 1 nhân viên; mầm non với 17 giáo viên, 8 nhân viên…

Ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng GD-ĐT quận Bình Tân thông tin, trong đợt 1 quận đã tuyển được hơn 300 giáo viên, nhân viên. Hiện tại, các trường học trên địa bàn quận rà soát số lượng giáo viên còn thiếu và xây dựng kế hoạch tuyển dụng đợt 2. Dự kiến, trong tháng 2-2024, các trường sẽ bắt tay vào xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn tuyển dụng, đảm bảo đủ giáo viên cơ hữu đứng lớp trong suốt năm học…

Trưởng phòng Giáo dục quận Bình Tân cho hay, số giáo viên còn thiếu chủ yếu vẫn tập trung ở những bộ môn trước giờ khó tuyển như tiếng Anh, tin học, mỹ thuật, âm nhạc cùng những bộ môn khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 như lịch sử địa lý, khoa học tự nhiên… Hiện tại, khi chưa có đủ giáo viên cơ hữu đứng lớp, tùy theo điều kiện thực tế, các nhà trường sẽ linh hoạt hợp đồng, thỉnh giảng, cân đối nguồn lực tài chính chi trả để có giáo viên giảng dạy các bộ môn còn thiếu.

Tương tự, huyện Bình Chánh cũng mới ban hành kế hoạch tuyển dụng viên chức đợt 2 với số lượng cần tuyển là 365 giáo viên, nhân viên. Trong đó, ở bậc mầm non huyện cần tuyển thêm 31 giáo viên, 8 nhân viên; tiểu học cần tuyển 91 giáo viên, 22 nhân viên; THCS cần 109 giáo viên và 24 nhân viên.

Theo đại diện Phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh, hồi đầu năm học toàn huyện thiếu 487 giáo viên, nhân viên ở cả 3 bậc học. Kết thúc đợt tuyển dụng đợt 1, toàn huyện chỉ tuyển được trên 100 giáo viên, nhân viên. Do đó, huyện tiếp tục triển khai tuyển dụng đợt 2 để đảm bảo đủ số giáo viên đứng lớp.

“Số giáo viên còn thiếu vẫn tập trung nhiều ở bậc tiểu học với 32 giáo viên nhiều môn và các môn khác như tin học công nghệ (15 giáo viên), mỹ thuật (8 giáo viên), âm nhạc (14 giáo viên). Trong khi đó tiếng Anh chỉ thiếu 2 giáo viên. Đối với bậc THCS, các môn thiếu nhiều giáo viên là tiếng Anh với 15 giáo viên, văn 51 giáo viên, lịch sử địa lý (25), khoa học tự nhiên (15), mỹ thuật (13), tin học (8)…” – vị này thông tin.

Khó chng khó…

Hồi đầu tháng 10, sau khi năm học 2023-2024 bắt đầu được 1 tháng, thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM cho thấy, ngành giáo dục đã tuyển mới được 3.622 giáo viên, trong đó, bậc mầm non là 1.198 giáo viên, tiểu học là 939 giáo viên, THCS là 920 giáo viên và THPT là 565 giáo viên. Tuy nhiên số giáo viên còn thiếu theo biên chế năm học là 4.708 người, trong đó, bậc mầm non thiếu 1.263 người, tiểu học thiếu 1.312 người, THCS thiếu 1.830 người và THPT thiếu 303 người.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, sở đã chỉ đạo tổ chức tuyển dụng 2 đợt đối với các đơn vị chưa được phân cấp tuyển dụng, đợt 1 (đã hoàn thành), đợt 2 dự kiến tổ chức từ tháng sau khi các đơn vị đã ổn định số học sinh, số lớp và xác định chính xác về nhu cầu tuyển dụng). Các đơn vị đã được phân cấp tuyển dụng và tự chủ tài chính, tổ chức tuyển dụng theo khả năng và nhu cầu.

Đồng thời, xây dựng các giải pháp đặc thù để thu hút giáo viên tiểu học ở các bộ môn khó tuyển như âm nhạc, tiếng Anh, tin học, mỹ thuật, thể dục, cũng như giải pháp để gỡ khó các bộ môn âm nhạc, mỹ thuật ở các bậc học khác.

Năm học 2023-2024, huyện Củ Chi cần tuyển 498 giáo viên, nhân viên ở 3 bậc học mầm non, tiểu học, THCS. Trong đó, số giáo viên cần tuyển là 421 người, nhân viên là 77 người.

Ông Nguyễn Huỳnh Long – Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Củ Chi thông tin, kết thúc đợt tuyển dụng đầu năm học, hiện các trường học trên địa bàn huyện vẫn còn thiếu nhiều giáo viên. Theo kế hoạch, thời gian tới Phòng Giáo dục sẽ phối hợp với Phòng Nội vụ huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên, đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các nhà trường trong suốt năm học.

Ông Long cho biết, khó khăn của huyện là những trường ở khu vực vùng sâu vùng xa do điều kiện đi lại xa xôi rất khó tuyển dụng, nên đã thiếu lại càng thiếu, nhất là các bộ môn như tiếng Anh, âm nhạc, mỹ thuật, tin học. Còn những trường ở khu vực thị trấn thì lại tập trung đông ứng viên dự tuyển, nên dẫn đến dư thừa nguồn tuyển. Có những trường ở khu vực xa xôi trên địa bàn huyện hiện không có giáo viên tiếng Anh cơ hữu mà phải phụ thuộc vào giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng thì mới có giáo viên đứng lớp.

“Hiện nay, các trường phải tự xoay xở các giải pháp để đảm bảo có giáo viên đứng lớp giảng dạy ở các bộ môn còn thiếu. Có trường phải “săn” giáo sinh mới ra trường mà nhà ở địa phương để tuyển dụng nhằm giữ chân được giáo viên, có trường thì phải xin thỉnh giảng với giáo viên trường bạn để có giáo viên đứng lớp… Rất khó khăn” – ông Long nói.

Mặc dù vậy, theo ông Long, với các bộ môn tin học, tiếng Anh, do Chương trình GDPT 2018 là môn học bắt buộc từ bậc lớp 3, vì thế giáo viên đứng lớp sẽ không được hưởng thù lao 23 tiết nghĩa vụ. Vì thế, khi hợp đồng thỉnh giảng, nhà trường cũng khó có nguồn thu để chi trả. Thậm chí với cả giáo viên cơ hữu, chỉ được chi trả thù lao từ tiết thứ 24 trở đi, do vậy rất khó giữ chân đội ngũ. Việc xây dựng chế độ đặc thù để thu hút giáo viên các bộ môn này hiện nay vẫn phụ thuộc vào quy chế của từng nhà trường.

Ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng GD-ĐT quận Bình Tân tâm tư, nhiều năm nay việc tuyển dụng giáo viên trên địa bàn quận gặp khó không chỉ từ việc không có ứng viên dự tuyển mà còn nằm ở chỗ tuyển dụng được rồi giáo viên vẫn… bỏ nhiệm sở. Thậm chí, có trường hợp giáo viên trúng tuyển đã đi dạy rồi vẫn nghỉ ngang giữa chừng.

“Hiện nay, việc tuyển dụng giáo viên ở các địa phương thực hiện theo những thời điểm khác nhau, tùy theo tình hình thực tế của mỗi địa phương. Vì thế, một ứng viên có thể… rải hồ sơ dự tuyển ở nhiều quận, huyện khác nhau. Đến khi trúng tuyển thì ứng viên cũng tính toán dạy ở nơi phù hợp nhất. Điều này cũng là quyền lợi của ứng viên. Thế nhưng, nếu thống nhất các địa phương cùng tuyển dụng một đợt, cùng công bố kết quả tuyển dụng một đợt thì không chỉ gây khó khăn cho ứng viên mà gây khó khăn cho ngay chính địa phương, bởi nguồn tuyển chỉ có bằng đó, nếu khống chế thời gian tuyển dụng thì rất khó” – ông Tuyên phân tích.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)