Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Thả lòng” mình khi ngồi vào bàn học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thời điểm này các bạn học sinh lớp 12 đã thi học kỳ II xong, thời gian đến kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn nhiều, theo tôi, việc đầu tiên mà các bạn cần phải làm là xác định “mục tiêu” và tập trung cao độ cho kỳ thi. Mục tiêu đó là các bạn vạch ra thời gian biểu hợp lý để học đều các môn thi. Khi đã lên thời gian biểu hợp lý, các bạn có thể ngồi vào bàn học và hãy “thả lỏng” mình, tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, không chịu áp lực “học là phải thuộc bài ngay”. Trước đây khi ôn tập, phương châm “bất di bất dịch” của tôi là cố gắng học hết, không để dồn ứ bài vở. Trong quá trình ôn tập, để có thể tiếp nhận tốt các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, cách tốt nhất là các bạn nên tìm cách “mã hóa” và “biến đổi” những nguồn tài liệu đó trở thành các câu hỏi với nhiều mức độ khác nhau, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Việc này sẽ giúp các bạn bớt “ngán” trước những cuốn sách tham khảo. Hoặc, các bạn có thể soạn lại có hệ thống và rõ ràng các kiến thức đọc được từ sách giáo khoa hay sách tham khảo theo ý riêng của mình. Với những môn khoa học tự nhiên như toán, vật lý, sinh học, các bạn không nên học theo kiểu lý thuyết suông mà cố gắng kết hợp với việc giải các dạng bài toán từ thấp đến cao. Các bạn không nên tập trung vào một vài dạng bài tập kiểu mẫu mà nên tham khảo nhiều dạng bài tập khác nhau để không cảm thấy lúng túng khi vào phòng thi.
Trong quá trình ôn tập, các bạn cũng nên chú ý đến việc giải trí cho đỡ mệt mỏi. Trước đây, sau những giờ ôn tập mệt nhọc, thú vui giải trí của tôi là đi nhà sách, xem tivi, hoặc ăn một món gì đó nhẹ nhàng giúp tinh thần sảng khoái hơn. Một cách thức khác, các bạn nên sưu tầm và làm lại các đề thi của những năm trước hoặc các đề thi tham khảo một cách nghiêm túc nhằm giúp mình tập dợt trước kỳ thi, tạo sự tự tin để mang lại hiệu quả cao hơn khi làm bài thi chính thức.
Nói chung, việc “va chạm” với nhiều loại câu hỏi, nhiều loại bài tập sẽ giúp phản xạ nhanh hơn với nhiều tình huống khác nhau trong đề thi.
Lê Thúy Hạnh
(Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2008 tại TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)