So với các môn học thuộc khối A như: Toán, Lý, Hoá thì môn Sinh của khối B có vẻ như ít được ưu ái hơn bởi ở trường học bao giờ các môn Toán, Lý, Hóa cũng được phân bổ nhiều tiết hơn môn Sinh, lại còn có nhiều lớp học thêm từ đầu năm cả lớp 10 và 11.
Trong khi đó môn Sinh tuy chương trình có ít hơn nhưng kiến thức không hề đơn giản, mà chương trình phân phối chính khoá chỉ có 1,5 tiết /tuần. Vả lại môn Sinh cũng ít có thầy cô dạy thêm. Mặc dù vậy, các em muốn thi khối B vẫn có thể tự ôn tại nhà theo cách sau của một giáo viên Trường THPT Lê Thành Phương, Tuy An, Phú Yên.
Môn Sinh có thể tự ôn. Ảnh minh họa |
Trước hết, tự làm đề cương ôn tập cho từng chương trong sách giáo khoa. Trong từng chương các em phải tách ra những chương nào có bài tập, chương nào không có bài tập. Với các chương Cơ chế hiện tượng Di truyền và Biến dị, Quy luật di truyền, Di truyền học quần thể, Di truyền học ở người đều có bài tập, do đó học sinh phải học kỹ lý thuyết thì mới giải bài tập tốt được.
Tiếp đó, giải bài tập nhanh, để giải bài tập nhanh các em nên ôn tập theo chủ đề. Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền thì học sinh nên tách ra học và đặt câu hỏi "như thế nào" đối với từng cặp phép lai, phép lai 1 cặp tính trạng và phép lai 2 cặp tính trạng thì học sinh phải biết có quy luật di truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt được thì học sinh làm bài rất hiệu quả và nhanh. Quan trọng hơn là bài tập trắc nghiệm đòi hỏi giải nhanh gọn, chính xác, đạt yêu câu này cần phải rèn luyện cả tư duy logic và kỹ năng thực hành cho từng dạng.
Cũng cần chú ý câu hỏi thêm có ký hiệu hình tam giác, các em nên tự xây dựng cách trả lời tất cả câu hỏi đó. Những câu hỏi này, rất có thể sẽ là những câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm. Cũng cần chú ý là khi tìm ra được đáp án trong thi trắc nghiệm thì nên đặt lại câu hỏi tại sao đáp án này đúng và có cách giải thích phù hợp theo lý thuyết đã học. Đặc biệt, không làm theo cảm nhận. Trong sách bài tập Sinh học có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm, các em nên trả lời hết tất cả các câu hỏi vì nếu trả lời được hết coi như học sinh đã làm được bài thi đạt 80-90% .
Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để xem khả năng của mình làm trắc nghiệm như thế nào.Trong quá trình ôn tập làm thử cũng nên canh thời gian làm bài theo quy định của đề thi. Cái khó thì phải suy luận để xem cái nào bất hợp lý trong đáp án. Có hai cách giải quyết câu hỏi trắc nghiệm: Một là nhận ra phương án đúng, hai là loại trừ phương án sai. Để tiết kiệm thời gian, các em sẵn sàng một barem đánh số từ 1 đến 50, đọc lướt nhanh chừng 1 phút mỗi câu nhận ra phương án đúng thì ghi vào bên cạnh barem (A/B..), câu tính toán hoặc chưa quyết định chừa lại. Sau khi đã đến câu cuối (câu50), thì rà soát lại các câu chưa kết luận cuối cùng. Tranh thủ thời gian giải quyết các câu tính toán. Các câu này thường suy luận đưa ra một công thức dạng chuỗi phép tính liên hoàn, rồi dùng máy kiểm thử so sánh với phương án trên đề. Chú ý toán sính cái khó là từ ngữ cũng thay bằng số được. Vd: “một nửa trong số ruồi đem lai tương đương (1/2 = 50%)”, “một nửa số cá thể đực trong đàn lại hiểu bằng 25% của tổng số cá thể trong đàn”; dạng khác cho AND nhân đôi 4 lần liên tiếp tính số liên kết Hydro bị phá huỷ và liên hết hydro được thiết lập mới là? Cứ phá huỷ 1 thì thiết lập gấp đôi. VD: trên LKBPH = (1 + 2 + 4 +8) x Tổng số liên kết của ADN; thiết lập mới là LKTLM = (2 + 4 + 8 + 16) x Tổng số liên kết của ADN… những công thức này các em tự lập và tự nhớ khi cần dùng thì không phải mất nhiều thời giờ! Các em hết sức thận trong khi tính toán và đừng quên kiểm thử với đáp án, bởi thi trắc nghiệm chỉ chính xác đúng sai mà thôi. Đừng để mất quá nhiều thời gian dành cho các câu khó. Trung bình đề có 50 câu, 35 câu không tính toán làm sao trọn trong 40 phút, 15 câu còn lại chiếm hết 40 phút là dạng đề khó, đảm bảo tính thi tuyển, chọi nhau. Điều quyết định sự thành công là ôn tập có thứ tự, biết phân phối thời gian, làm thử nhiều đề, đọc nhiều sẽ giúp ta phát hiện nhanh, linh hoạt trong tính toán, thử sai, loại trừ… Đọc hiểu nhanh, suy nghĩ lôgic, bấm máy chính xác, tự tin cộng với ôn luyện đều là nhất định thắng lợi.
Có một lợi thế ở môn sinh học, là thi trắc nghiệm nên không phải diễn giải nhưng đặc biệt các em phải học thuộc và nắm chắc, hiểu đúng từ luận của đề thì hoàn toàn đủ tự tin, an tâm làm được bài. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên các em không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1 mục nhỏ nào, còn hơn 2 tháng nữa mùa thi mới bắt đầu. Chúc các em thành công!
Để rèn luyện kỹ năng các em có thể tham khảo (tải về) các ví dụ sau để vận dụng luyện hàng ngày: “Kỹ năng làm bài trắc nghiệm môn sinh”
Nguyễn Văn Phiên
(trường THPT lê Thành Phương, Tuy An, Phú Yên)
Bình luận (0)