Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Những sứ giả mang xuân về bản

Tạp Chí Giáo Dục

Sinh sng dưi tán rng xanh ngát, nhng đng bào Vân Kiu dc dãy Trưng Sơn vùng đt nng gió Qung Bình, Qung Tr hôm nay đã biết phát huy tim năng t chính v đp bn làng mình. Không ai khác, chính h là nhng s gi mang xuân v và gi mùa xuân li vi núi rng!


Đoàn du khách Thái Lan khám phá các đim du lch dc dãy Trưng Sơn

Đánh thc Tà Pung

Nằm về phía Bắc đỉnh Sa Mù cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển, thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), bản Trăng – Tà Puồng, xã Hướng Việt có địa hình chủ yếu là những dãy núi đá vôi, xen kẽ rừng tự nhiên. Nơi đây vốn nổi tiếng bởi hệ thống hang động và thác nước, đặc biệt là động Tà Puồng và thác Tà Puồng. “Tà Puồng trong ngôn ngữ của người Bru – Vân Kiều nghĩa là nơi có dòng thác từ trên cao đổ xuống”, chàng trai Vân Kiều Hồ Giỏi giải thích.

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp nhưng hàng chục năm sau chiến tranh, Tà Puồng vẫn ngủ quên cùng mưa ngàn gió núi. Hồ Giỏi nói, đời sống của người dân nơi này vẫn rất cơ cực, không có sinh kế để làm ăn. Một ngày Hồ Giỏi quyết định giúp người dân nơi đây có cuộc sống tốt hơn bằng cách mở tuyến du lịch để phục vụ du khách, giới thiệu cùng bạn bè gần xa về quê hương xứ sở của mình. Một số thanh niên trong bản được tập hợp. Tổ du lịch cộng đồng thác Tà Puồng được thành lập. “Vạn sự khởi đầu nan, công việc buổi đầu không ít khó khăn, bỡ ngỡ, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cách thức tổ chức phục vụ du khách, thậm chí có cả sự hoài nghi của không ít người dân trong cộng đồng… nhưng may mắn sau đó chúng tôi được Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho 4 thành viên học làm du lịch cộng đồng, cách chế biến ẩm thực đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời hỗ trợ mở đường vào thác, dựng các lán, sạp để phục vụ du khách. Điểm du lịch cộng đồng thác nước Tà Puồng hình thành, du khách tìm đến ngày càng đông đã mở ra sinh kế cho người dân”, Hồ Giỏi kể.


Du khách chèo sup thưng ngon phong cnh thác Tà Pung

Mô hình du lịch thác Tà Puồng của người Vân Kiều nơi đây là sự gắn kết giữa du lịch, giữ rừng, hướng đến tạo sinh kế lâu dài cho người dân để bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

Thác Tà Puồng khởi thủy ban đầu chỉ là những giọt nước li ti từ mây trời, từ gốc cây và núi đá giữa đại ngàn. Sau khi vượt qua nhiều ghềnh đá hiểm trở, suối Tà Puồng như một cô gái Vân Kiều nồng nàn mà mãnh liệt, tạo nên một hồ nước trong xanh ngay dưới chân thác, mang đến cảm giác thật bình yên.

Anh Santichai – một du khách đến từ Thái Lan vui vẻ cho biết: “Tôi cảm thấy rất tuyệt vời khi lần đầu được đặt chân đến vùng đất này theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Thác Tà Puồng thật sự để lại trong tôi nhiều ấn tượng về vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của thiên nhiên. Người Vân Kiều ở đây làm du lịch mộc mạc và mến khách”. 

Bà Elena Domínguez – du khách Tây Ban Nha chia sẻ: “Nơi này thật tuyệt vời, không phải nơi nào cũng có được phong cảnh như thế này. Điều quan trọng là bạn phải giữ cho nơi đây hoang sơ và sạch sẽ để du lịch phát triển. Tôi nghĩ vẻ đẹp của không gian này một phần được tạo nên bởi sự hoang sơ của nó”.

Ngui Vân Kiu bt nhp vi xu thế du lch

Dọc dãy Trường Sơn, phía Bắc đỉnh Sa Mù, các xã Ngân Thủy, Kim Thủy thuộc huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) được bao quanh là những dãy núi đá vôi cùng nhiều hang động, khe suối, thác nước, thung lũng và những cánh rừng nguyên sinh. Là vùng đất nổi tiếng bởi nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nhưng cũng giống như miền núi Quảng Trị, cuộc sống của người Bru – Vân Kiều nơi đây chỉ biết dựa vào sản xuất nương rẫy theo mùa vụ, với cây sắn, cây ngô, cây lúa rẫy. Nhiều bản làng chưa có điện lưới, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ. Năm 2018, tỉnh Quảng Bình đã đưa vào khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch “Khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Bru – Vân Kiều ở huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy”, với điểm nhấn là kết hợp khám phá thiên nhiên như tham quan hang động, chinh phục thác nước và tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Vân Kiều trên địa bàn.


Mùa xuân, thác Tà Pung đp như tranh v

Khi tour du lịch này được đưa vào khai thác thì cũng là lúc người Bru – Vân Kiều ở bản Còi Đá (xã Ngân Thủy), bản Ho Rum (xã Kim Thủy) bắt đầu làm quen với du lịch. Khó khăn từng bước được khắc phục, tầm nhìn về sinh kế từ du lịch cộng đồng dần hình thành. Nhiều gia đình bắt tay vào mở dịch vụ lưu trú đón khách. Bà Hồ Thị Thanh – xã Kim Thủy phấn khởi kể: “Trước đây gia đình tôi không biết làm du lịch đâu, mỗi khi gặp gỡ người lạ thì ai cũng e ngại. Sau này nhờ sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, gia đình mình mạnh dạn đón khách ở lại. Khi có khách đến nhà của mình thì con dâu sẽ nấu bữa sáng cho khách. Bây giờ được đón khách thì gia đình mình rất vui, vì vừa có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, vừa được gặp gỡ giao lưu với khách để có thêm hiểu biết”.    

Riêng tại bản Còi Đá (xã Ngân Thủy), hiện nay có khoảng 10 người Bru – Vân Kiều thường xuyên tham gia vào hoạt động du lịch như dẫn đường, gùi thực phẩm, biểu diễn văn hóa, văn nghệ… Mỗi lao động thu nhập từ 3-5 triệu đồng. Đây là mức thu nhập tương đối khá so với điều kiện tại địa phương. Mới đây, với sự kiện xã Ngân Thủy đón nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội mừng cơm mới của người Bru – Vân Kiều” đã tạo nên điểm nhấn quan trọng để bảo tồn văn hóa truyền thống và kết hợp phát triển du lịch.

Sau những cơn mưa kéo dài gần suốt cả mùa đông, mùa xuân về cũng là lúc núi rừng, khe suối ở các bản làng như Trăng – Tà Puồng, Còi Đá, Ho Rum… thức giấc, muôn hoa khoe sắc báo hiệu một mùa du lịch mới lại bắt đầu. Với cách làm du lịch của cộng đồng ở hai địa phương này thời gian qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội để đồng bào Bru – Vân Kiều trên dãy Trường Sơn vừa có thêm động lực, vừa có thể hỗ trợ, chia sẻ và liên kết để phát triển du lịch.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)