Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tại sao không có môn Yêu Lao động trong trường học?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
 Hiện nay, có một số rất lớn lực lượng lao động trẻ không cống hiến được nhiều cho xã hội. Nhiều người trẻ học hết cấp 3 là ở nhà không chịu đi làm, chạy loanh quanh kiếm sống, ghi lô đề, mở quán cóc bán nước chè… Thiết nghĩ, ngành giáo dục của Việt Nam nên có bộ môn dạy học sinh phải yêu lao động, bất kể là lao động gì, trí óc hay chân tay.
Tuần vừa rồi, tôi có dịp sang Hồng Kông mấy ngày. Có một điều tôi rất lấy làm ngạc nhiên là tất cả những nhà hàng tôi ăn thì lực lượng lao động ở đó chủ yếu là người già hoặc cũng tầm trung niên. Hỏi một người bạn đã sống ở Hồng Kông được mấy năm thì được biết là người già ở đây khi về hưu thì mức trợ cấp rất thấp (tôi chưa có dịp kiểm chứng lại) nên hầu như là họ đều đi làm thêm.
Học sinh lao động tình nguyện, ảnh Internet
Nhưng theo tôi nghĩ thì đó cũng chỉ là một yếu tố, mà có lẽ để giải thích cho đủ hơn nữa thì lực lượng lao động trẻ ở Hồng Kông họ không thích làm cái nghề đi bưng bê, lau dọn hết sức tẻ nhạt này. Công việc của họ là ở các công sở, các trung tâm thương mại luôn có cường độ lao động cao và thu nhập tốt. Và một vấn đề nữa theo tôi nghĩ là Hồng Kông đã xây dựng được một xã hội nhiều người yêu lao động.
Nhìn lại Việt Nam mình, tôi thấy hiện nay có một số rất lớn lực lượng lao động trẻ làm việc ở trong những môi trường hết sức tẻ nhạt, không cống hiến được nhiều cho xã hội như bưng bê, trông xe ở các nhà hàng, bán sách báo dạo, đánh giầy dép, làm nghề gội đầu (làm cho các quán gội đầu mọc lên ở khắp các ngõ ngách), ở đô thị có rất nhiều người trẻ học hết cấp 3 là ở nhà không chịu đi làm, chạy loanh quanh kiếm sống, ghi lô đề, mở quán cóc bán nước chè, nước mía, nhiều bạn trẻ con nhà khá giả thì đua đòi suốt ngày chơi bời lêu lổng, có đi làm thì được dăm bữa nửa tháng lại xin nghỉ việc mặc dù gia đình đã khá tốn kém để xin việc. Một lực lượng lao động trẻ khác thì có ý thức đi làm nhưng cũng chẳng học hành gì, nay nhảy chỗ này mai nhảy chỗ khác.
Tôi có chơi với nhiều bạn làm giám đốc các nhà máy xí nghiệp ở miền Bắc, thì điều lo lắng nhất đối với họ là vấn đề lao động, người lao động của mình ý thức làm việc rất kém, họ sẵn sang nghỉ việc khi có việc riêng, có đám cưới đám xin ở quê thì nghỉ một loạt, ngày Tết thì nghỉ đến hết rằm tháng Giêng, thậm chí nghỉ hết tháng 1. Nếu bị đuổi việc họ sẵn sang nghỉ ngay, về nhà sống tạm rồi lại đi tìm công việc mới. Việt Nam hiện nay đang được biết đến là có nguồn lao động dồi dào và rẻ nhưng có lẽ phải thêm thêm một câu nữa là năng suất thấp và hay biến động thì mới đúng.
Thiết nghĩ, ngành giáo dục của Việt Nam nên có bộ môn dạy học sinh phải yêu lao động, bất kể là lao động gì, trí óc hay chân tay. Hàng tháng có các buổi ngoại khóa cho học sinh đến thăm các nhà máy, nông trường, các trung tâm kinh doanh, các văn phòng, bến tàu, bến cảng, tiếp xúc với người lao động, để cảm thông với người lao động, từ đó sẽ yêu lao động hơn.
Các gia đình nên hạn chế việc thuê người giúp việc, đối với gia đình có con nhỏ mà lại bận rộn thì con cái đi học tiểu học là có thể không cần thuê người giúp việc nữa rồi, hướng dẫn cho các cháu các công việc ở nhà, phụ giúp bố mẹ.
Người lớn tuổi về hưu , nếu còn sức khỏe thì nên đi làm thêm, vừa cho đỡ buồn, vừa có thêm thu nhập. Phụ nữ thì có thể làm các công việc ở nhà hàng, phụ giúp đầu bếp, bán hàng ở các cửa hàng chuyên doanh… Nam giới về hưu thì có thể làm nhà hàng, bảo vệ, nhận dịch vụ chăm sóc cây cối hoa lá ở các công sở, nhà hàng, khách sạn…
Việt Nam mình là nước nghèo nhiệm vụ chính của mỗi người dân là phải lao động thật nhiều để làm ra của cải vật chất cho xã hội thì xã hội mới có thể phát triển và phồn vinh được.
Xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Song Toàn
 

Theo vnexpress

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)