Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi): Cần bổ sung thêm nhiều nội dung

Tạp Chí Giáo Dục

Chun b cho k hp th 7 Quc hi khóa XV (d kiến khai mc ngày 20-5-2024), Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM va t chc hi tho góp ý cho d tho Lut Công chng (sa đi). Ti đây nhiu ý kiến cho rng, d tho lut cn b sung nhiu ni dung đ phù hp vi thc tin hin nay…


Ngưi dân đến công chng ti mt phòng công chng trên đa bàn TP.HCM

Công chng viên không nên quá 70 tui

Ông Nguyễn Thành Băng – Trưởng phòng Bổ trợ Tư pháp, Sở Tư pháp TP – cho biết, qua hơn 8 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, hoạt động công chứng trên địa bàn TP đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực. Chất lượng đội ngũ công chứng viên (CCV) ngày càng được nâng cao. Quy mô, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng ngày càng chuyên nghiệp. Hơn 8 năm, đạt hơn 11 triệu việc công chứng các loại, thu hơn 4.000 tỷ đồng phí công chứng, hơn 700 tỷ đồng thù lao công chứng; nộp thuế và nộp ngân sách Nhà nước hơn 800 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Băng, thực tiễn triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Trong đó, chất lượng đội ngũ CCV còn chưa đồng đều, một bộ phận hạn chế trình độ chuyên môn, còn tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề. Bên cạnh đó, việc hợp danh của CCV tại văn phòng công chứng còn mang tính hình thức. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công chứng còn hạn chế. Một số trình tự, thủ tục công chứng còn nhiêu khê… vừa gây khó khăn cho CCV trong quá trình thực hiện, vừa không tạo thuận lợi cho tổ chức hành nghề công chứng và người dân, doanh nghiệp.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện đối với dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), ông Băng cho rằng, để nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động công chứng, dự thảo luật về độ tuổi bổ nhiệm CCV lần đầu là không quá 65 tuổi cho phù hợp với nghề bổ trợ tư pháp và độ tuổi hành nghề là không quá 70 tuổi. Dự thảo luật chưa phân biệt tiêu chuẩn về độ tuổi khi xem xét, bổ nhiệm với độ tuổi hành nghề công chứng. Độ tuổi bổ nhiệm CCV cần đảm bảo sau khi được bổ nhiệm CCV phải còn thời gian hành nghề. Mặt khác, việc quy định về độ tuổi bổ nhiệm của dự thảo luật có thể dẫn đến tình trạng CCV sau khi được bổ nhiệm thì hết thời gian hành nghề, phải miễn nhiệm.

Nhiều ý kiến đồng tình với việc giới hạn độ tuổi bởi hoạt động công chứng đòi hỏi cao về tính xác thực của giao dịch, đây là điều kiện khó về sức khỏe, sự minh mẫn đối với CCV khi đã cao tuổi.

Bà Nguyễn Thị Lệ – Chủ tịch HĐND TP.HCM – góp ý: “Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) cần quy định độ tuổi hành nghề của CCV là đến 70 tuổi nhằm đảm bảo về khả năng xác thực giao dịch trong tình trạng minh mẫn của CCV theo quy định của luật này. Mặt khác, quy định về điều kiện CCV trên 70 tuổi phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền xác định về tình trạng sức khỏe, xác định khả năng minh mẫn để CCV trên 70 tuổi được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 2 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực”.

Cn có hành lang pháp lý cho công chng đin t

Khoản 2 Điều 60 của dự thảo quy định: “CCV, tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử (CCĐT) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 61 của luật này”.

Đa số ý kiến cho rằng, quy định này chưa phù hợp vì cho tới nay cơ sở dữ liệu công chứng đều do Nhà nước xây dựng, đây là nền tảng quan trọng nhất để thực hiện CCĐT. Bên cạnh đó, để có thể thực hiện CCĐT, cơ sở dữ liệu công chứng phải được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác như đất đai, hộ tịch, dân cư… Hơn nữa, đa số văn bản công chứng sẽ là tài liệu trong hồ sơ của một số thủ tục khác, do đó nếu chỉ riêng ngành công chứng thực hiện CCĐT mà văn bản CCĐT không được cơ quan khác công nhận và tiếp nhận (trực tuyến) thì CCĐT cũng không mang lại hiệu quả thực tế. Vì vậy đề nghị không nên quá vội trong thực hiện CCĐT mà cần có lộ trình và thời gian đánh giá thêm.

Ông Lê Ngọc Tình – Phó phòng Công chứng số 2, Sở Tư pháp – cho rằng, cần quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc chung thì mới có thực tiễn đánh giá đầy đủ trọn vẹn, tránh những sự cố đáng tiếc khi thực hiện CCĐT.

Còn theo bà Huỳnh Thị Hồng Nhiên – giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM – thì nên có lộ trình quy mô, công nhận giá trị quy định chữ ký số, hoặc lưu trữ như thế nào. Trong lộ trình xây dựng CCĐT cần có lộ trình chung của Chính phủ, cho phép các CCV được đọc dữ liệu dân cư vì việc này sẽ hỗ trợ cho tiến trình công chứng. Nước ta đang trong tiến trình chuyển đổi số nên phải gắn với cả lĩnh vực công chứng số. Theo đó, việc thực hiện cần có định nghĩa rõ ràng, xây dựng CCĐT phải có hành lang pháp lý rõ ràng với các tiêu chuẩn, cơ sở cụ thể.

Ông Hà Phưc Thng – Phó Trưng đoàn đi biu Quc hi TP.HCM – thông tin, k hp th 7 Quc hi khóa XV s thông qua 9 lut và cho ý kiến 12 lut, trong đó Lut Công chng (sa đi). D tho Lut Công chng (sa đi) có 10 chương, 79 điu đ đoàn đi biu Quc hi các tnh, thành t chc ly ý kiến các đơn v có liên quan. Nhng ý kiến đóng góp ca các đi biu, Đoàn đi biu Quc hi TP s tp hp báo cáo v y ban Thưng v Quc hi đ gi v cơ quan son tho nhm tiếp tc hoàn thin d tho lut…

Ngoài ra, một số ý kiến bày tỏ lo ngại trước yêu cầu các tỉnh, thành, tổ chức hành nghề công chứng phải mua máy móc, trang bị phần mềm kiểm tra căn cước của người dân, so sánh khuôn mặt… trong khi đó có thông tin sắp tới Bộ Công an không đưa dấu vân tay vào căn cước mà chỉ sử dụng mống mắt. Điều này không chỉ gây tốn kém cho các phòng công chứng khi mua phần mềm mà còn gây khó khăn cho CCV trong đối chiếu.

Ông Nguyễn Trí Hòa – Trưởng phòng Công chứng số 1, Sở Tư pháp – cho biết: “Công chứng đa số dựa vào dấu vân tay để so sánh chủ thể. Nếu bỏ dấu vân tay thì công chứng không biết dựa vào đâu. Vậy nên đề nghị trong Luật Công chứng (sửa đổi) có quy định cho hoạt động công chứng kết nối cơ sở dữ liệu dân cư về mống mắt hoặc dấu vân tay, bởi đây là tài sản quốc gia chứ không phải của riêng ai. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề sống còn của công chứng vì còn liên quan đến giả mạo”.

Góp ý thêm cho nội dung này, bà Huỳnh Thị Hồng Hoa – Phó Trưởng phòng Công chứng số 6, Sở Tư pháp – cho rằng, tại điểm I, khoản 2, điều 16 của dự thảo luật thì ngoài quy định chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng thì cần bổ sung thêm quy định “không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó”…

Nguyn Trinh

 

Bình luận (0)