Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Sinh viên chung tay bảo tồn nghệ thuật truyền thống

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, nhóm sinh viên Trưng Cao đng FPT Polytechnic TP.HCM đã thc hin d án “Tân khúc nguyt cm” rt thành công vi s tham gia ca nhiu ngh sĩ ni tiếng nhm góp phn bo tn, tôn vinh ngh thut đn ca tài t Nam b.


MC Xuân Hiếu giao lưu cùng 3 thí sinh đot gii cao nht cuc thi “Giai điu phương Nam”

Mt d án đáng ngi khen!

Dự án “Tân khúc nguyệt cầm” được diễn ra vào tối 31-3-2024 tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nơi thờ linh vị của nghệ nhân, nhạc sư Nguyễn Quang Đại (thầy Ba Đợi) – người có công lớn ươm mầm cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ.

Ông Bùi Quốc Toàn – Phó Chủ tịch xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An cho biết: “Trước đây, Lễ húy kỵ và linh vị của nhạc sư Nguyễn Quang Đại được tổ chức tại quận 8, TP.HCM. Tuy nhiên, năm 1996, linh vị của ông được thỉnh từ Nhà Văn hóa quận 8 về đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước để thờ phượng theo yêu cầu và nguyện vọng của đông đảo người dân địa phương. Được biết, năm 2009, nhạc sư Nguyễn Quang Đại được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và huy chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam”.


NSƯT Tú Sương – NSƯT Võ Minh Lâm trong trích đon ci lương “Tiếng trng Mê Linh”

Sinh viên Nguyễn Thị Kim Tiền, Trưởng nhóm thực hiện dự án “Tân khúc nguyệt cầm” chia sẻ: “Có thể nói nghệ thuật văn hóa đờn ca tài tử đã đi sâu vào đời sống con người Việt Nam, cũng đã hơn một thế kỷ xuất hiện, tồn tại và phát triển, đi qua bao nốt thăng trầm, vẫn còn ở đó những bài ca bất hủ, lưu danh những nghệ sĩ tài năng, tồn tại mãi những nét đẹp tinh túy từ những lời ca tiếng hát như hồn của dân tộc. Với thông điệp “Hòa điệu đờn ca – Lưu truyền văn hóa” trong dự án “Tân khúc nguyệt cầm” diễn ra lần này, nhóm sinh viên Trường Cao đẳng FPT Polytechnic TP.HCM mong muốn tạo ra một chương trình nhằm tôn vinh các giá trị về văn hóa, nghệ thuật dân tộc. Từ đó có thể mang đến một sự kiện mang âm hưởng Nam bộ nói chung và nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng. Đây cũng là định hướng của nhà trường khi hướng sinh viên góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Không chỉ dừng lại ở đó, dự án “Tân khúc nguyệt cầm” diễn ra nhằm truyền lửa đến các bạn trẻ về loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ. Với ý nghĩa tôn vinh những giá trị văn hóa cao đẹp, từ những điều cốt lõi của ông cha để lại và những kiến thức thực tế sẽ giúp các bạn trẻ hiểu thêm về dòng chảy từ đờn ca tài tử phát triển thành nghệ thuật cải lương và các loại hình liên quan như hiện nay.

Nằm trong dự án “Tân khúc nguyệt cầm”, nhóm sinh viên còn tổ chức cuộc thi “Giai điệu phương Nam” nhằm góp phần lan tỏa giai điệu quê hương trong các bạn trẻ. Trong chương trình cũng có sự góp mặt của 3 thí sinh đoạt giải cao nhất của cuộc thi này.

Đưa ngh thut truyn thng đến gn vi gii tr

Chương trình được cố vấn bởi ThS.NSƯT Huỳnh Khải – nguyên Trưởng khoa Âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM. Ông là tác giả của nhiều sáng tác cải lương, tài tử cũng như có nhiều đóng góp khác trong việc giữ gìn và phát triển âm nhạc dân tộc Việt Nam. Ông nói: “Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong quá trình bảo vệ không gian của môn nghệ thuật này, rất cần đến vai trò và sự đóng góp của thế hệ trẻ sinh viên – học sinh”.

Theo NSƯT Huỳnh Khải thì văn hóa Việt Nam luôn đặc sắc và đa dạng nhưng đờn ca tài tử lại mang một nét rất riêng của văn hóa Nam bộ từ âm điệu đến lời ca. Để có thể lột tả được những cái hay, cái độc đáo của nghệ thuật đờn ca thì không thể không nhắc đến những nhạc sĩ, nghệ sĩ thổi hồn vào trong những lời hát.


Nhóm sinh viên thc hin d án “Tân khúc nguyt cm” và ging viên hưng dn MC Quc Bình ti đình Vn Phưc, tnh Long An

Trước tiên phải kể đến các nghệ sĩ đờn ca tài tử của tỉnh Long An như: NSƯT Út Bù; tài tử đờn Tư Đờn, Quốc Bảo, Mạnh Hùng; tài tử ca Trần Thịnh, Huyền Trang, Tín Nghĩa… Họ đã trình diễn những sáng tác của nhạc sư Nguyễn Quang Đại trong phần tôn vinh ông và nghệ thuật đờn ca tài tử là: Ái tử kê, Ngũ đối thượng – Tri ân tiền nhân. Ngoài ra còn có tiết mục Dạ cổ hoài lang của cố tác giả Cao Văn Lầu.

Trong phần 2 của chương trình, với sự biến chuyển từ nghệ thuật đờn ca tài tử, ca ra bộ thành loại hình sân khấu cải lương sẽ có sự góp mặt đặc biệt của các nghệ sĩ – ca sĩ nổi tiếng: NS Thanh Hằng, NSƯT Tú Sương, NSƯT Võ Minh Lâm, NS Lê Thanh Thảo, NS Điền Trung, ca sĩ H-Kray qua các tiết mục: Tiếng trống Mê Linh, Nhụy Kiều tướng quân, Tần Quỳnh khóc bạn, Đời cô Lựu, Phấn hoa màu son…

“D án “Tân khúc nguyt cm” đã mang đến cho khán gi tr mt chương trình ngh thut đc sc. Đây là nơi tôn vinh ngh thut đn ca tài t, nơi giao thoa gia truyn thng và hin đi, khơi gi dòng chy ngh thut đn ca, nim t hào dân tc trong mi ngưi. Đưc tham gia chương trình cùng vi các ngh sĩ go ci và các em sinh viên, tôi cm thy rt hào hng và xúc đng vô cùng…” – thy Trn Vân Nam – Phó Hiu trưng Trưng Cao đng FPT Polytechnic TP.HCM cho biết!

NS Thanh Hằng: “Tôi cảm thấy rất trân trọng giá trị nghệ thuật của đờn ca tài tử và cải lương lưu truyền đến thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên – học sinh. Tôi muốn khán giả trẻ có cái nhìn khác về cải lương, yêu cải lương hơn. Tôi rất vui khi nhận lời tham gia dự án này vì tôi luôn hy vọng bộ môn nghệ thuật truyền thống cải lương sẽ sống mãi và đến gần với giới trẻ hơn…”.

NSƯT Tú Sương dành nhiều lời khen ngợi các bạn sinh viên đã tạo ra một chương trình rất ý nghĩa này. Nữ nghệ sĩ mong rằng sẽ nhận được nhiều lời mời từ các bạn sinh viên để cô có cơ hội cống hiến và biểu diễn phục vụ, truyền lửa đến bộ môn nghệ thuật truyền thống đến thế hệ trẻ.

Công Sơn

Bình luận (0)