Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đồng bằng sông Cửu Long: Đã đến lúc phải sống chung với hạn, mặn

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Trung tâm D báo khí tưng quc gia, t na cui tháng 12-2023 đến nay, ĐBSCL gn như không có mưa. Bên cnh đó tng lưng dòng chy t sông Mê Kông cũng thiếu ht, ngun nưc t thưng ngun thp khiến toàn vùng tri qua mùa hn mn khc lit.


Cán b khuyến nông kim tra lúa đông xuân mun b nh hưng bi xâm nhp m huyn Long Phú, tnh Sóc Trăng

Hn, mn – không hn là li ca thiên nhiên

Ông Lê Ngọc Quyền – Giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ – cho biết, từ nay đến cuối tháng 5, ĐBSCL còn diễn ra các đợt xâm nhập mặn tăng cao; trong đó ngoài đợt xâm nhập mặn vào các ngày từ 8 đến 14-4 với ranh mặn tại sông Vàm Cỏ từ 80-90km; các cửa sông Cửu Long từ 50-65km… sẽ còn các đợt xâm nhập mặn khác.

Theo PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, từ cuối năm 2015 đến nay, 13 địa phương thuộc ĐBSCL đều bị nhiễm mặn, trong đó 11/13 tỉnh, thành công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn. Hạn, mặn đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của cả vùng.

“Mặc dù đã có một số giải pháp được áp dụng để kiểm soát xâm nhập mặn ở địa phương như: Xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước ở ĐBSCL; các công trình ngăn mặn lớn gồm hệ thống thủy nông Quản Lộ – Phụng Hiệp; hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre, cống đập Ba Lai và hệ thống đê biển cho toàn bộ hệ thống ven biển ĐBSCL… nhưng tình hình xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra với cường độ và tính phức tạp ngày càng tăng, khó lường”, ông Trung nhận định.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này xuất phát từ biến đổi khí hậu, như hạn hán kéo dài, mực nước biển tăng cao. Bên cạnh đó, hạn, mặn cũng xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan do con người gây ra như xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình ngăn chặn dòng chảy tự nhiên của nước, đặc biệt là vấn đề quản lý nước chưa hiệu quả.

PGS.TS Lê Anh Tuấn – Cố vấn khoa học Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ – thẳng thắn chỉ ra những bất cập đối với các giải pháp công trình và phi công trình trong ứng phó với hạn, mặn.

“Vùng ĐBSCL có đặc thù là nền đất rất yếu, giàu phù sa nên khó để xây dựng các công trình thủy lợi quy mô lớn. Các chuyên gia, chủ đầu tư, doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy lợi cần tìm những giải pháp ngăn mặn thực sự hiệu quả nhưng không để lại hậu quả. Việc trữ nước ngọt hay nạo bới đất ở lòng sông, ven sông để đắp đê ngăn mặn phục vụ cho nông nghiệp sẽ gây ra sạt lở và sụt lún, tạo cơ hội để nước biển xâm nhập sâu hơn vào các cửa sông; ảnh hưởng nặng nề cho nền đất của khu vực. Điều gì làm trái với thiên nhiên đều phải trả giá. Như việc làm các công trình hồ chứa nước. Các hồ đều đào quá sâu, có hồ hơn chục mét để trữ nước sẽ đụng tới tầng phèn thì nước ngọt sẽ bị chua. Khi đào sâu thì chẳng qua hồ chứa sẽ rút nước từ ao, đìa xung quanh vì nước từ cao chảy xuống qua khe nứt. Trữ nước kiểu này coi chừng rút nước của dân. Hậu quả để lại rất khó khắc phục và tác động trực tiếp đến đời sống, phát triển kinh tế của người dân trong vùng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Hãy xem hn, mn là đc tính chu k

Ông Đỗ Minh Điền – Chi Cục phó Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghệp & Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau – cho biết: “Ảnh hưởng hạn mặn ngày càng khốc liệt tại địa phương dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất và sạt lở, sụt lún đất. Trước mắt Cà Mau khuyến cáo người dân sử dụng tiết kiệm nước, thường xuyên theo dõi mực nước trong kênh… Mới đây, UBND tỉnh đã quyết định chi 10 tỷ đồng cho 3 huyện thiếu nước nghiêm trọng, tỉnh cũng có giải pháp hỗ trợ khoảng 13.900 hộ dân vùng thiếu nước và 2.620 hộ dân không được tiếp cận nguồn nước phải mua nước sinh hoạt với giá từ 40-100 ngàn đồng/m3. Tỉnh cũng đang đề xuất Trung ương hỗ trợ 197 tỷ đồng thực hiện 5 ô thủy lợi để trữ nước ngọt trong mùa khô, hỗ trợ kinh phí từ dự án nước sạch nông thôn khoảng 241 tỷ đồng”.

Trong bối cảnh khó khăn chung, tại tỉnh Sóc Trăng việc canh tác, sản xuất vẫn diễn ra khá bình thường. Để có thành quả trên, từ nhiều năm nay Sóc Trăng đã triển khai rất tốt các giải pháp thích ứng với hạn, mặn.

Ông Trần Vĩnh Nghi – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng – thông tin, diện tích xuống giống đông xuân muộn của tỉnh là 41.424,4ha (cao hơn 35% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 10.689ha). Tất cả đều phát triển tốt và đang chuẩn bị thu hoạch. Tỉnh tập trung
tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nguồn nước ngọt cho số diện tích xuống giống đông xuân muộn nằm ngoài kế hoạch (những vùng bị xâm nhập mặn cao) là 9.426,4ha… Ngoài tổ chức bơm nước cứu lúa, với hệ thống cống Long Phú – Tiếp Nhật khép kín, người dân được thông tin khi có đợt nước ngọt để tích trữ nước trong kênh, mương phục vụ sản xuất.

Những năm qua, Sóc Trăng quan tâm thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để bên cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu, còn hướng tới phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, từ đó hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Cụ thể, nhiều nông dân trong huyện Long Phú đã cải tạo đất để trồng màu trong mùa khô, giải quyết lao động nông nhàn và đã đem hiệu quả cao.

Điển hình là ông Lâm Tal (66 tuổi, ở ấp Tân Lập, xã Long Phú, huyện Long Phú). Ông trồng 3.500m2 gồm: Xà lách, cải xanh, cải ngọt. Mỗi ngày ông bán cho các tiểu thương gần 100kg rau màu các loại, với giá từ 12 ngàn đến 20 ngàn đồng/kg.

Ông Lâm Tal cho biết: “Trồng hoa, màu vụ này chắc ăn 100%. Chi phí tôi cho 1 công 3 triệu, cộng với tiền công 2 triệu là 5 triệu, thu hoạch khoảng 30 triệu trở lên. So với vụ lúa thì vụ màu này lợi nhuận rất là cao, vụ màu lời 10 triệu, lúa chỉ 2 triệu đồng…”.

Để sản xuất được nhiều vụ màu trong năm, kể cả mùa khô, ông Lâm Tal đã đào nhiều mương chứa nước ngọt, đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho cây màu. Ông chủ yếu sử dụng nước ngọt từ cây nước trong gia đình, không sử dụng nước trong kênh bị nhiễm mặn nên màu phát triển tốt…

Anh Trần Quốc Vinh (ấp Lợi Hưng, xã Long Đức, huyện Long Phú) có 4.000m2 đất sản xuất. Nhiều năm nay anh không trồng lúa mà chuyên canh dưa leo. Những ngày này anh Vinh rất phấn khởi vì dưa leo được giá, anh vừa “xả giàn” thu hoạch, sau khi trừ mọi chi phí đầu tư, lời gần 40 triệu đồng.

Anh Vinh bộc bạch: “Thời gian trồng rau màu ngắn, như dưa leo chỉ cần 1 tháng là thu hoạch; trồng quanh năm, đất quay vòng được nhiều nên dù đất ít nhưng gia đình vẫn “sống khỏe”, nuôi 2 con ăn học. Cháu lớn đã tốt nghiệp trường nghề, đang làm kỹ thuật viên tại 1 công ty thủy sản”.

Cũng theo anh Vinh để có đủ nước để sản xuất, mùa hạn mặn anh trữ nước trong ao, tận dụng các mương liếp, chứa nước từ mùa mưa. Khi nào có nước ngọt cống mở thì tranh thủ lấy, trữ thêm nước dưới kênh, ao, mương của nhà…

Đan Phưng

Bình luận (0)