Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và phụ cấp công vụ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cùng với chế độ phụ cấp ưu đãi, vượt giờ… tính ra thu nhập của giáo viên hiện nay trung bình đã đạt 3,5-4 triệu đồng/tháng. Đây là sự cố gắng lớn của Chính phủ bởi khoản kinh phí chi cho đội ngũ hơn một triệu giáo viên riêng trong 8 tháng (từ tháng 5 đến tháng 12-2011) đã là 3.400 tỷ đồng.
Phụ cấp thâm niên: Không có "trần", tăng lương hưu
Hiện nay, ngoài lương, giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi (PCƯĐ) dành cho những người trực tiếp đứng lớp, những giáo viên dạy thêm giờ thì được nhận tiền bồi dưỡng dạy vượt giờ. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp và ưu đãi khác theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20-6-2006 của Chính phủ. Đặc biệt, từ ngày 1-5 năm nay, nhà giáo còn được hưởng thêm phụ cấp thâm niên (PCTN).
Hiện nay, ngoài lương, giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi (PCƯĐ) dành cho những người trực tiếp đứng lớp, những giáo viên dạy thêm giờ thì được nhận tiền bồi dưỡng dạy vượt giờ. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp và ưu đãi khác theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20-6-2006 của Chính phủ. Đặc biệt, từ ngày 1-5 năm nay, nhà giáo còn được hưởng thêm phụ cấp thâm niên (PCTN).
Ảnh minh họa: Internet |
Không phải đến bây giờ nhà giáo mới được hưởng PCTN. Chế độ PCTN đối với nhà giáo đã được thực hiện từ ngày 1-9-1988 và vào thời điểm đó, việc này đã góp phần chấm dứt tình trạng giáo viên bỏ nghề. Tuy nhiên, từ ngày 1-4-1993, thực hiện chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang, nhà giáo không còn được hưởng PCTN. Những nhà giáo đã hưởng PCTN khi chuyển sang lương mới thì được xếp lên 1 bậc lương. Từ ngày 1-12-1995, theo Quyết định 779-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhà giáo trong các trường công lập được hưởng chế độ PCƯĐ đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Tính bình quân, các nhà giáo trực tiếp đứng lớp được hưởng mức phụ cấp 38,66%. Nếu tính cho một giáo viên tốt nghiệp ĐH, đi dạy THPT được 10 năm thì mỗi tháng cũng được hơn 700.000 đồng. Nếu công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì sau 10 năm mức phụ cấp còn lên đến 70% và số tiền mỗi tháng mà họ được hưởng khoảng 1.400.000 đồng.
Dù có PCƯĐ thì thu nhập của nhà giáo vẫn vào hàng thấp trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Vì thế, Bộ GD-ĐT đã tiến hành tổng kết việc thực hiện chính sách tiền lương, tình hình thực hiện PCƯĐ và đề xuất thực hiện chế độ PCTN đối với các nhà giáo. Ngày 4-7-2011, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 54/2011/NĐ-CP để nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập đủ 5 năm (sau khi trừ đi thời gian không được hưởng) sẽ được hưởng mức PCTN bằng 5% của mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và PCTN vượt khung (nếu có). Từ các năm sau trở đi, PCTN mỗi năm được tính thêm 1%. Không những thế, khác với trước đây, PCTN mới không quy định mức "trần" là 20% đối với giáo viên hay 25% đối với giáo viên giỏi. Một điểm ưu việt của PCTN so với PCƯĐ là PCTN được dùng để tính đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Điều này có nghĩa, thu nhập của nhà giáo không chỉ được tăng thêm một khoản hằng tháng trong thời gian đi làm mà cả khi về nghỉ chế độ, lương hưu cũng tăng.
Phụ cấp công vụ: Khuyến khích người giỏi
Khi thực hiện chế độ PCƯĐ, có một đối tượng mà phụ cấp này không hướng tới đó là nhà giáo được điều động làm công tác quản lý, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và trình độ được giao nhiệm vụ làm công tác chuyên môn ở các phòng GD-ĐT quận, huyện, sở GD-ĐT tỉnh, thành. Dẫu vẫn biết rằng được tin tưởng giao công tác chỉ đạo chuyên môn là sự ghi nhận khả năng, trình độ nhưng nhiều khi cơm áo, gạo tiền đã ngăn cản những người giỏi đứng vào vị trí cần đến họ.
Để khuyến khích người giỏi tham gia vào các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có các đơn vị như phòng GD-ĐT quận, huyện, sở GD-ĐT tỉnh, thành, các bộ, ngành có liên quan đã trình Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nghị định về phụ cấp công vụ. Theo đó, từ ngày 1-5-2011, những cán bộ làm công tác chỉ đạo tại các phòng GD-ĐT quận, huyện, sở GD-ĐT tỉnh, thành, Bộ GD-ĐT được nhận thêm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và PCTN vượt khung (nếu có). Tuy nhiên, khác với PCTN, phụ cấp công vụ không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) Trần Kim Tự, Bộ đang cùng với các ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định thực hiện chế độ bảo lưu PCƯĐ cho nhà giáo được điều về làm chuyên viên của các phòng GD-ĐT và sở GD-ĐT. Thời gian được bảo lưu tối đa là 3 năm, đủ để giúp họ khắc phục khó khăn ban đầu khi chuyển công tác.
Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo Nguyễn Hải Thập đánh giá: Với các chế độ hiện hành, thu nhập của giáo viên nông thôn có thể giúp họ sống được bằng lương, bởi ngoài lương, các thầy, cô còn có thể tăng gia sản xuất để hỗ trợ cuộc sống. Với giáo viên ở đô thị, với mức thu nhập ấy, cuộc sống có khó khăn hơn nhưng cũng giúp các thầy, cô tiệm cận với mức sống bình thường.
Dù có PCƯĐ thì thu nhập của nhà giáo vẫn vào hàng thấp trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Vì thế, Bộ GD-ĐT đã tiến hành tổng kết việc thực hiện chính sách tiền lương, tình hình thực hiện PCƯĐ và đề xuất thực hiện chế độ PCTN đối với các nhà giáo. Ngày 4-7-2011, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 54/2011/NĐ-CP để nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập đủ 5 năm (sau khi trừ đi thời gian không được hưởng) sẽ được hưởng mức PCTN bằng 5% của mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và PCTN vượt khung (nếu có). Từ các năm sau trở đi, PCTN mỗi năm được tính thêm 1%. Không những thế, khác với trước đây, PCTN mới không quy định mức "trần" là 20% đối với giáo viên hay 25% đối với giáo viên giỏi. Một điểm ưu việt của PCTN so với PCƯĐ là PCTN được dùng để tính đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Điều này có nghĩa, thu nhập của nhà giáo không chỉ được tăng thêm một khoản hằng tháng trong thời gian đi làm mà cả khi về nghỉ chế độ, lương hưu cũng tăng.
Phụ cấp công vụ: Khuyến khích người giỏi
Khi thực hiện chế độ PCƯĐ, có một đối tượng mà phụ cấp này không hướng tới đó là nhà giáo được điều động làm công tác quản lý, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và trình độ được giao nhiệm vụ làm công tác chuyên môn ở các phòng GD-ĐT quận, huyện, sở GD-ĐT tỉnh, thành. Dẫu vẫn biết rằng được tin tưởng giao công tác chỉ đạo chuyên môn là sự ghi nhận khả năng, trình độ nhưng nhiều khi cơm áo, gạo tiền đã ngăn cản những người giỏi đứng vào vị trí cần đến họ.
Để khuyến khích người giỏi tham gia vào các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có các đơn vị như phòng GD-ĐT quận, huyện, sở GD-ĐT tỉnh, thành, các bộ, ngành có liên quan đã trình Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nghị định về phụ cấp công vụ. Theo đó, từ ngày 1-5-2011, những cán bộ làm công tác chỉ đạo tại các phòng GD-ĐT quận, huyện, sở GD-ĐT tỉnh, thành, Bộ GD-ĐT được nhận thêm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và PCTN vượt khung (nếu có). Tuy nhiên, khác với PCTN, phụ cấp công vụ không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) Trần Kim Tự, Bộ đang cùng với các ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định thực hiện chế độ bảo lưu PCƯĐ cho nhà giáo được điều về làm chuyên viên của các phòng GD-ĐT và sở GD-ĐT. Thời gian được bảo lưu tối đa là 3 năm, đủ để giúp họ khắc phục khó khăn ban đầu khi chuyển công tác.
Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo Nguyễn Hải Thập đánh giá: Với các chế độ hiện hành, thu nhập của giáo viên nông thôn có thể giúp họ sống được bằng lương, bởi ngoài lương, các thầy, cô còn có thể tăng gia sản xuất để hỗ trợ cuộc sống. Với giáo viên ở đô thị, với mức thu nhập ấy, cuộc sống có khó khăn hơn nhưng cũng giúp các thầy, cô tiệm cận với mức sống bình thường.
Theo Vân Vũ
(HNM)
(HNM)
Bình luận (0)