Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Để nội dung giáo dục địa phương đúng chất… giáo dục địa phương

Tạp Chí Giáo Dục

Ni dung giáo dc đa phương trong Chương trình giáo dc ph thông 2018 đang đưc các trưng hc ti TP.HCM trin khai ngày càng thc cht, giúp hc sinh hiu thêm nhiu kiến thc v lch s, v đa phương nơi các em đang sng.


Hc sinh Trưng THCS-THPT Hai Bà Trưng (Q.Tân Bình) hc hát trích đon ci lương

Đưa thiết chế văn hóa nhà trưng, đa phương vào bài hc

Giáo dục địa phương là môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ những bỡ ngỡ khi mới bắt đầu triển khai, đến nay nội dung này đang được các trường học tại TP.HCM bắt nhịp, triển khai đa dạng theo nhiều hình thức, giúp học sinh hiểu thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa địa phương nơi mình đang sinh sống.

Năm học này, học sinh các khối 6, 7, 8 Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) đều được luân phiên học nội dung giáo dục địa phương tại Lăng Ông Bà Chiểu – một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên địa bàn phường mà trường tọa lạc. Từ trường, học sinh đi bộ qua Lăng Ông để học với sự hướng dẫn của thuyết minh viên và giáo viên phụ trách nội dung giáo dục địa phương – tìm hiểu về lịch sử Q.Bình Thạnh, lịch sử của vùng đất Sài Gòn – Gia Định – TP.HCM. Ngoài ra, trong các tiết học nội dung giáo dục địa phương, học sinh còn được tìm hiểu về truyền thống của nhà trường, Tổng Bí thư Hà Huy Tập…

Cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập) cho biết, nội dung giáo dục địa phương là môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đòi hỏi quá trình giảng dạy thầy cô không chỉ thực hiện dạy các chuyên đề trong sách giáo khoa nội dung này ở từng cấp học mà còn phải tìm tòi, nghiên cứu để đưa môn học trở nên gần gũi, đáp ứng sát nhất mục tiêu của môn học trong giáo dục học sinh. “Nhà trường tận dụng chính những thiết chế văn hóa trong trường và địa phương để đưa vào các tiết dạy giáo dục địa phương. Học sinh sẽ học các tiết học này ở phòng truyền thống nhà trường, tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Q.Bình Thạnh, từ đó mở rộng đến các địa chỉ văn hóa, lịch sử trên địa bàn TP.HCM. Cách học này trước hết đổi mới về không gian học tập, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học, đồng thời giúp học sinh hiểu thêm về kiến thức văn hóa, lịch sử nhà trường, địa phương nơi các em sinh sống. Chính vì cách học nhẹ nhàng, mới mẻ nên học sinh rất thích thú”, cô Trâm chia sẻ.


Giáo viên Trư
ng THCS-THPT Hai Bà Trưng (Q.Tân Bình) t dàn dng tiết mc v Hai Bà Trưng đ dy ni dung giáo dc đa phương cho hc sinh

Tương tự, trong năm học này, nội dung giáo dục địa phương giảng dạy cho học sinh khối 10, 11 được Trường THPT Marie Curie (Q.3) thường xuyên tổ chức tại Không gian văn hóa Hồ Chí Minh và phòng truyền thống của nhà trường, cũng như tại các bảo tàng lịch sử… cùng hướng đến giáo dục học sinh về truyền thống văn hóa, lịch sử của TP.HCM và Việt Nam thông qua các hoạt động trải nghiệm. Để tổ chức giảng dạy, ngoài giáo viên phụ trách nội dung giáo dục địa phương, nhà trường còn tích hợp thêm nhiều bộ môn khác để cùng đồng hành, mở rộng kiến thức cho học sinh.

Cn hơn na s tri nghim cho hc sinh

Mới đây, học sinh Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (Q.Tân Bình) đã được tham gia tiết học nội dung giáo dục địa phương đầy mới mẻ và ý nghĩa qua chuyên đề “Diễn xướng dân gian Nam Bộ”.

Nội dung tiết học được lấy chất liệu từ chính chuyên đề nghệ thuật truyền thống, sân khấu hóa tác phẩm văn học, tích trò sân khấu dân gian, kết hợp với các chủ đề về quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa của vùng đất Sài Gòn – Gia Định – TP.HCM, sự hình thành và phát triển các loại hình văn hóa, văn nghệ của TP.HCM trong Tài liệu giáo dục địa phương TP.HCM, được kết hợp với sân khấu hóa kiến thức. Sau mỗi phần lý thuyết về sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử, các điệu thức trong âm nhạc đờn ca tài tử…, giáo viên và học sinh nhà trường cùng sự hỗ trợ của một số nghệ sĩ trẻ đến từ đoàn cải lương Đồng Ấu Bạch Long biểu diễn các trích đoạn cải lương về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng do chính giáo viên của trường viết lời. Cô Vũ Thị Thu Trang (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, giáo dục địa phương Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng) cho biết, việc đổi mới nội dung giảng dạy giáo dục địa phương với hình thức sân khấu trực quan đã mang đến không khí học tập sôi nổi, năng động, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, hiểu được những đặc điểm cơ bản của hình thức diễn xướng dân gian Nam bộ với loại hình cải lương, đờn ca tài tử.

Cô Trang đánh giá, việc học sinh tham gia sân chơi, trải nghiệm những điệu hò, điệu lý… mang phong vị của vùng đất Nam bộ xưa góp phần thực hiện chủ trương đổi mới, sáng tạo, tăng cường trải nghiệm cho học sinh hướng tới mục tiêu trở thành công dân toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh đào tạo công dân toàn cầu, việc giáo dục học sinh hiểu biết về văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc càng có ý nghĩa quan trọng. “Điều này càng đặt nặng vai trò và trách nhiệm đối với nội dung giáo dục địa phương”, cô Trang nói.

Theo ông Trần Văn Cường (chuyên viên phụ trách nghệ thuật của Sở GD-ĐT TP.HCM), giáo dục địa phương là môn học rất gần gũi, cần đến sự trải nghiệm của học sinh, và nên được bắt đầu từ chính những thiết chế văn hóa trong nhà trường và địa phương. Thông qua những trải nghiệm học sinh sẽ hiểu về kiến thức văn hóa, lịch sử của chính ngôi trường mình đang học, địa phương mình đang sinh sống, từ đó hình thành trong các em phẩm chất, năng lực theo đúng mục tiêu mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)