Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Sức mạnh của con mắt và nụ cười

Tạp Chí Giáo Dục

Con ngưi cm nhn ngoi gii bng các giác quan trong s vn đng ca không gian và thi gian. Đng đu các giác quan, con mt mang li cho chúng ta nhng thông tin quan trng nht v thế gii bên ngoài. Nó như là nhng ô ca ca ngoi gii đ nhn thc cái ngoài ta, đng thi còn là nơi biu th tình cm và tâm hn sâu sc nht ca mi con ngưi. Còn ni là liu thuc an thn ph biến nht ca nhân loi, tiếng cưi đã mang li nhiu li ích cho sc khe, cho trí tu và làm cuc sng ca chúng ta thêm vui tươi, lc quan, yêu đi. C hai đu có s mnh riêng ca nó…


N cưi đã mang li nhiu li ích sc khe cho con ngưi. Ảnh: IT

Con mt ca s tâm hn

Đôi mắt quả là một trong những kỳ công tuyệt vời nhất của tạo hóa. Có người cho rằng mắt xuất hiện cùng lúc với các cơ quan khác của cơ thể nhưng cũng có ý kiến cho rằng mắt là sản phẩm của quá trình tiến hóa trong một thời gian dài. Con người nhận biết khách quan nhờ một cơ quan quang học (là con mắt) dưới điều kiện của ánh sáng (tối hoặc sáng). Do cấu tạo quang học và các tế bào thần kinh thị giác, mắt giúp ta phân biệt, nhận biết, đánh giá sự chiếm chỗ trong không gian của nó. Đó chính là chức năng nhận biết thị giác quan trọng nhất của con người. Thật ra, hai cánh cửa tượng trưng cho tâm hồn ấy, dưới lăng kính của nhà khoa học chỉ đơn thuần là hai chấm đen mà người ta gọi là con ngươi. Con ngươi ở đây chính là con người. Chữ “ngươi” trong tiếng Việt là biến thể của chữ người, như nhà ngươi, dễ ngươi… Sở dĩ người Việt gọi đó là con ngươi vì nhìn vào nơi ấy, ta thấy một hình ảnh con người thu nhỏ, bé tí ti, đó chính là hình ảnh của ta in vào mắt người đối diện. Đây là cách gọi theo phương pháp hoán dụ: lấy hình ảnh con người xuất hiện ở chỗ lỗ tròn nhỏ để chỉ lỗ tròn nhỏ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, con người trước tiên là một động vật thị giác, mắt người có cái nhìn hoàn hảo hơn các động vật khác, và bộ não con người đã được tổ chức để có khả năng xử lý ưu tiên các thông tin thị giác. Nhà phân tâm học Boris Cyrulnik nhấn mạnh: “Con mắt là một công cụ truyền đạt một cảm xúc to lớn ở mọi sinh vật, đặc biệt là con người”. Con người biết học cách sử dụng cái nhìn như là ngôn ngữ, như là phương tiện giao tiếp. Ngôn ngữ của đôi mắt bao gồm hàng chục biểu hiện rất phổ thông, mang cùng ý nghĩa dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Con mắt ta tự nhiên mà biểu hiện các cảm nhận và biến động của lòng mình: có thể bộc lộ sự yêu thương, khi hoan hỉ, khi kinh ngạc, lúc lạnh lùng đe dọa, lúc phẫn nộ như phát lửa căm hờn, thậm chí nũng nịu và cả “nói dối”. Con mắt ta có những sức mạnh kỳ diệu và những chức năng vô cùng to lớn. Đã từ lâu người ta vẫn cho rằng cái nhìn của con người có những năng lực siêu nhiên vì con mắt sinh ra ánh sáng. Trước thế kỷ 17, người ta tin rằng mắt không phải chỉ để phản chiếu ánh sáng mà còn sinh ra ánh sáng. Chính thiên tài của nước Ý Leonardo da Vinci đã quả quyết rằng cơ quan thị giác của chúng ta phát ra một luồng năng lượng tương tự ngọn lửa mặt trời. Do đó người ta phú cho cái nhìn của con người một số năng lực siêu nhiên. Con mắt quả có năng lực tư duy, trung tâm của tư tưởng, một phương tiện để nhận thức và biến cải thế giới. Không phải ngẫu nhiên địa ngục thường được mường tượng là một vùng đen tối, thâm u, không có ánh sáng. Ngược lại, thiên đường – nơi cực lạc luôn luôn được biểu hiện dưới ánh nắng chan hòa, mây trời hoa lá diễm lệ. Con mắt là cái cửa lớn nhất mở ra ngoại giới và nó góp phần tạo nên hạnh phúc của mỗi người. Sự phát triển năng lực của con mắt là một thước đo văn minh và trình độ văn hóa của mỗi người.

Câu chuyện về con mắt là câu chuyện về một cơ quan có nhiều ý nghĩa trong đời sống con người. Câu chuyện sẽ được hấp dẫn hơn, thú vị hơn qua hình ảnh ấn tượng, đẹp mắt trên những cánh tem thư nhỏ bé về chủ đề “con mắt”.

Sc mnh ca ni

Là liều thuốc an thần phổ biến nhất của nhân loại, tiếng cười đã mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cho trí tuệ và làm cuộc sống của chúng ta thêm vui tươi, lạc quan, yêu đời. Ở mục từ “cười”, ông Huỳnh Tịnh Của giải trong sách tự vị của mình: “Ấy là cách hả miệng, nhích mép hoặc có tiếng hoặc không có tiếng, tỏ ra sự mình vui hay là có ý gì. Cũng có nghĩa là chê bai”. Do vậy, cười chính là sự biểu đạt trạng thái tình cảm yêu, thương, buồn, giận, ghét của con người. Nhưng hơn thế nữa, nó còn là biểu hiện của văn hóa, phản ánh phong khí của thời đại.


Hình 
nh con mt trên tem thư

Tuy quốc gia Thái Lan, được mệnh danh là “xứ sở của nụ cười”, nhưng cái cười mang nhiều ý vị, thâm thúy và sâu sắc, có lẽ ở nước ta. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Vĩnh có nhận xét về nụ cười người Việt như sau: “Việt Nam có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì mà dở cũng hì, phải cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang…”. Quả thực người Việt hay cười, nhưng rất biết cười và cười cũng đúng chỗ. Cái cười nào cũng sắc sảo và rất nhẹ nhàng. Có những cái cười không kém chua cay, nhưng lại thể hiện rất cao tinh thần xây dựng, chân tình và họ thường bảo nhau: “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười”.

Trong cuộc sống đời thường, có thể nói từng ngày mọi người đều phải đối mặt với không biết bao nhiêu là hỉ, nộ, ái, ố. Tâm trạng con người cũng theo đó mà thay đổi. Điều đáng quý là biết cách điều hòa nhiệt khí, tự thoát ra, vượt lên chuyện thường tình ấy, biết dùng cái cười làm lợi khí để đẩy lùi (hoặc chí ít cũng áp đảo nhất thời) những nỗi niềm ưu tư, phiền muộn… Bởi lẽ, đôi khi cuộc đời sẽ trở nên dễ chịu hơn khi ta đơn giản chỉ cười với nó:

Còn gp nhau thì hãy ci
Cho tình thêm m, ý thêm tươi
Cho hương thơm ngát, đi thêm v
Cho đp lòng tt c mi ngưi

(Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương)

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)