Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cần cách giảm tải phù hợp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Bộ GD-ĐT mở cuộc vận động giảm tải chương trình sách giáo khoa các bậc học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở bậc THCS và THPT, nhiều bài học hoặc câu hỏi, bài tập được chuyển từ chương trình chính thức sang phần đọc thêm; nhiều bài được bỏ một phần hoặc bỏ hẳn khỏi chương trình. Ở bậc tiểu học thì điều chỉnh các bài học phù hợp với độ tuổi, khả năng của từng lớp học
Giảm tải là nguyện vọng của đông đảo giáo viên, học sinh nhưng việc giảm tải bao gồm nhiều mặt từ chương trình nội dung dạy và học, kể cả giảm bớt dạy thêm, học thêm, giảm bớt căng thẳng trong thi cử đến việc giảm số học sinh trên lớp…
Mong muốn giảm tải của Bộ GD-ĐT không phải là đơn giản, nhẹ nhàng, thậm chí còn khó khăn hơn là xây dựng một chương trình và sách giáo khoa mới nên cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cơ quan nghiên cứu đến các chuyên gia biên soạn chương trình sách giáo khoa và quan trọng hơn nữa là các giáo viên.
Tiếc là cung cách chỉ đạo giảm tải cho thấy sự vội vã. Năm học mới đã đến rồi mà ngày 17-8 mới công bố dự thảo để lấy ý kiến cán bộ, giáo viên để gửi về Vụ Tiểu học và Vụ Giáo dục Trung học, làm sao 2 vụ này có đủ năng lực để xử lý kịp ý kiến đóng góp của các nơi gửi về?
Giáo sư Văn Như Cương (người chủ biên sách giáo khoa hình học lớp 10, lớp 11, lớp 12) nói: “Tôi ngạc nhiên và đang rất sốt ruột khi được biết Bộ GD-ĐT có chủ trương và đã thực hiện việc điều chỉnh nội dung chương trình sách giáo khoa nhằm giảm tải… Ủng hộ chủ trương giảm tải nhưng tôi thấy rất lo về cách thực hiện việc này”.
Ở Hà Nội đến giờ này còn nhiều giáo viên chưa biết về việc được hỏi ý kiến góp ý dự thảo chương trình giảm tải sách giáo khoa. Với 12 lớp ở tất cả các bộ môn, rõ ràng việc lấy ý kiến, tập hợp, phân tích và lựa chọn để đưa vào tài liệu giảm tải chính thức là không thể thực hiện qua loa trong một vài tuần. Một giáo viên THCS ở Hà Nội còn cho biết sau nhiều lần đóng góp nhưng chưa thấy có sự điều chỉnh theo yêu cầu, không ít tâm lý cán bộ giáo viên có phần nản, không nhiệt tình với việc tham gia ý kiến.
Có ý kiến còn cho rằng bên cạnh việc giảm tải chương trình sách giáo khoa hiện có, liệu những chương trình và nội dung mà bộ đã quyết đưa thêm vào giảng dạy trong nhà trường từ năm trước đã thực hiện chưa và thực hiện như thế nào? Ví dụ như việc dạy bơi lội cho học sinh, dạy luật pháp, dạy chống tham nhũng trong nhà trường. Chính vì vậy, việc giảm tải không phải là một sự cắt xén chuyển dịch cơ học mà phải hoàn thiện một bức tranh tổng hợp đa dạng, hài hòa và phải hết sức thận trọng.
Dù có nhiều ý kiến đồng thuận với chủ trương giảm tải nhưng cách làm giảm tải lại chưa được dư luận đồng tình.
Theo Trần Nam Hà
(NLD)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)