Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

HS Đền Lừ “bội thực” học thêm cả trong – ngoài trường của GV

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
HS không những phải học thêm trong trường mà còn phải đăng ký học thêm… ngoài trường, nhưng vẫn do các GV trong trường dạy.Sau khi có phản ánh của phụ huynh trường THCS Đền Lừ, Hà Nội, về việc giáo viên "ép" phụ huynh viết đơn xin học thêm cho con em, chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo trường này.
Đơn xin học thêm trong trường…        
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, dựa trên điều kiện thực tế của trường, trường có xây dựng kế hoạch dạy thêm.
Việc học chính khóa được nhà trường tiến hành vào buổi sáng, buổi chiều áp dụng dạy thêm, học thêm theo đúng hướng dẫn số 32 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (một tuần học không quá 3 buổi, mỗi buổi không quá 2 tiết, mỗi tháng học thêm không quá 24 tiết).
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường THCS Đền Lừ cho rằng, vấn đề dạy thêm, học thêm nhiều phụ huynh vẫn còn hiểu mơ hồ. Ảnh Xuân Trung
Bà Hà cho biết, việc dạy thêm này đã được thông qua kênh thông tin từ Ban giám hiệu và sự thỏa thuận thống nhất của phụ huynh với Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Việc học thêm là để ôn tập, củng cố kiến thức cho HS và nâng cao chất lượng đại trà và giáo dục toàn diện cho HS. Ở khối 6 – 7 chỉ cho HS học 24 tiết/tháng chứ không được vượt quá con số tiết đó. 
Chỉ có điều phải phân chia cho từng môn học với các thời lượng khác nhau (8 tiết văn, 8 tiết Toán, 4 tiết Anh, 1 tiết Sinh, 1 tiết Sử, 1 tiết Lý/tháng).
Theo bà Hà, hoạt động dạy thêm, học thêm này hoàn toàn phụ huynh và HS có quyền tự nguyện tham gia hay không tham gia. Hiện tại, các khối 6-7 HS tham gia khá đầy đủ. Riêng khối 8-9 có những lớp chỉ được từ 50-70% HS tham gia học thêm.  Tất cả các em  đi học đều có đơn của phụ huynh.
Về việc đơn xin học thêm được soạn sẵn, theo nhiều phụ huynh như vậy chẳng khác gì nhà trường bắt HS tham gia. Về vấn đề này, bà Hà giải thích: “Đơn xin học thêm, Ban giám hiệu yêu cầu phụ huynh viết đơn và được sự thống nhất, trao đổi thỏa thuận với cô giáo chủ nhiệm. Cũng tùy thuộc theo mỗi cách làm của cô giáo chủ nhiệm khi làm việc với phụ huynh. Có lớp cô giáo tự soạn môn rồi phụ huynh điền, có lớp phụ huynh tự viết đơn. Nhìn chung, các bậc phụ huynh rất ủng hộ việc dạy thêm của nhà trường. Tuy nhiên, còn 1-2 phụ huynh chưa thông suốt.  Năm học mới chỉ bắt đầu được 3 tuần nay. Nên phải có thời gian để phụ huynh hiểu và tin tưởng gửi gắm con em mình” bà Hà cho biết".
Theo vị lãnh đạo này, các khoản thu học thêm được nhà trường sử dụng đúng theo hướng dẫn bao gồm: 70% chi cho trực tiếp giáo viên giảng dạy, 17% chi cho quản lí phục vụ, (Ban giám hiệu, GV chủ nhiệm lớp và bộ phận phục vụ), 5% chi cho cơ sở vật chất, 3% chi cho quỹ phúc lợi công đoàn, 5% nộp về Phòng và Sở.

… và đơn xin học thêm ngoài trường

Còn về hình thức viết đơn xin học CLB, bà Hà cho biết, thực chất, của vấn đề này là việc dạy thêm ngoài nhà trường, nhưng có mượn cơ sở vật chất của trường.
“Trước kia, mỗi lớp thường có một nhóm phụ huynh thuê địa điểm bên ngoài và mời các thầy cô giáo (trong trường) dạy cho con em mình. Sau này, các phụ huynh có viết đơn xin mượn cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức cho con em họ học ngoài thời gian học thêm của nhà trường (vì họ không muốn cho con học ở trung tâm, bên ngoài, hay phải đến nhà cô)” – bà Hà nói.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho biết, đây hoàn toàn do thỏa thuận giữa người dạy và phụ huynh, nhưng Ban giám hiệu vẫn phải có trách nhiệm quản lí khi xét thấy đầy đủ các yếu tố và các quy định theo yêu cầu (đơn xin mượn cơ sở vật chất, đơn xin học tự nguyện của phụ huynh và báo cáo sắp xếp chương trình của cô giáo chủ nhiệm tại lớp đó) thì mới cho mượn.
Trước con số lệ phí 8 triệu/tháng mà giáo viên thu được từ các lớp của CLB, bà Hà giải thích: “Tôi cũng đã có nhắc nhở các thầy cô giáo khi làm việc tự nguyện với phu huynh phải xem xét kĩ lưỡng với công sức của mình bỏ ra, làm sao hợp tình hợp lí thì làm. Hơn hết vẫn lấy chất lượng đào tạo lên hàng đầu”.

 

Chia sẻ về vấn đề dạy thêm, học thêm trong nhà trường, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho biết: “Chuyện học thêm, ngành giáo dục cũng chưa cấm triệt để học thêm do nhà trường tổ chức, thậm chí còn ủng hộ chuyện học thêm do nhà trường tổ chức hơn là chuyện học thêm do bên ngoài tổ chức.
Nhưng theo quan điểm riêng của ông Đào Trọng Thi thì: "Việc này là không đúng, là sai lầm, cần phải điều chỉnh lại. Không thể để các thầy cô giáo lạm dụng việc học thêm.

Theo GDVN

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)