TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, trẻ Việt bị xâm hại tình dục cao là do văn hóa Việt Nam vốn coi thường trẻ em và đề cao người lớn tuổi.
"Trẻ em Việt đôi khi bị coi như món đồ chơi, dùng để cấu véo, hôn hít mà ít ai quan tâm đến việc bọn trẻ cảm thấy thế nào. Nếu trẻ phản kháng hoặc tỏ thái độ khó chịu còn có thể bị mắng”- bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, điều này đã làm cho trẻ không dám phản kháng. Mỗi khi có ai đó xâm hại trẻ, các con lo ngại không dám phản ứng vì sợ bị coi là hỗn.
“Đây chính là nguyên nhân khiến cho nạn xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng tăng cao”- bà Hương khẳng định.
TS Vũ Thu Hương
Bà Hương cũng cho rằng, trẻ Việt thiếu hiểu biết về kiến thức Tình yêu, giới tính, … cũng là một nguyên nhân của tình trạng yêu sớm hay bị xâm hại tình dục một cách “tình nguyện”. Ngoài ra, kiến thức pháp luật của trẻ cũng vô cùng hạn chế.
“Có nhiều bạn trai khi quan hệ với bạn gái nhỏ tuổi bị bắt đã ngơ ngác không hiểu tại sao mình lại bị pháp luật trừng phạt. Những vấn đề này vẫn còn tồn tại thì rất khó để tình trạng yêu sớm, vấn đề xâm hại tình dục ở tuổi teen được giải quyết”- bà Hương cho biết.
Thế giới mạng – “kẻ thù giấu mặt” của xâm hại tình dục?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, nghiên cứu sinh tại Anh lí giải về việc các vụ xâm hại tình dục, nhất là ở tuổi teen gần đây có một phần từ bùng nổ thế giới mạng.
Ths Huyền cho rằng, sự ra đời của Internet đã làm nảy sinh thêm một con đường để tội phạm xâm hại tình dục tiếp cận các nạn nhân tiềm năng.
“Gần đây, các thống kê cho thấy nhiều trẻ vị thành niên đã bị xâm hại từ đối tượng quen biết qua các trang mạng. Điều này cần gia đình, các tổ chức xã hội quan tâm nhiều hơn. Trẻ vị thành niên sử dụng Internet cực nhiều, trong khi cha mẹ bận rộn, ít thời gian quan tâm, trò chuyện thì trẻ sẽ có khuynh hướng kết giao với người ngoài để chia sẻ. Nhiều trẻ lại không thiết lập được quan hệ thân thiết với bạn bè trong lớp, trong trường”- bà Huyền phân tích.
Do đó, các trang ứng dụng hẹn hò, các trang web kết bạn…trở thành một nơi hữu ích (theo quan điểm của trẻ) để giải toả nhu cầu giao tiếp của các em, trong số đó có cả những kẻ xấu lợi dụng thế giới mạng để dụ dỗ trẻ và thực hiện hành vi xâm hại.
“Trẻ vị thành niên tất yếu là kinh nghiệm sống ít ỏi, việc bị dụ dỗ bằng lời ngon ngọt, quà tặng, tiền bạc đều có thể khiến trẻ bị 'ngã gục một cách tự nguyện'”- bà Huyền khẳng định.
Ths Huyền cho rằng, sự ra đời của Internet đã làm nảy sinh thêm một con đường để tội phạm xâm hại tình dục tiếp cận các nạn nhân tiềm năng.
“Gần đây, các thống kê cho thấy nhiều trẻ vị thành niên đã bị xâm hại từ đối tượng quen biết qua các trang mạng. Điều này cần gia đình, các tổ chức xã hội quan tâm nhiều hơn. Trẻ vị thành niên sử dụng Internet cực nhiều, trong khi cha mẹ bận rộn, ít thời gian quan tâm, trò chuyện thì trẻ sẽ có khuynh hướng kết giao với người ngoài để chia sẻ. Nhiều trẻ lại không thiết lập được quan hệ thân thiết với bạn bè trong lớp, trong trường”- bà Huyền phân tích.
Do đó, các trang ứng dụng hẹn hò, các trang web kết bạn…trở thành một nơi hữu ích (theo quan điểm của trẻ) để giải toả nhu cầu giao tiếp của các em, trong số đó có cả những kẻ xấu lợi dụng thế giới mạng để dụ dỗ trẻ và thực hiện hành vi xâm hại.
“Trẻ vị thành niên tất yếu là kinh nghiệm sống ít ỏi, việc bị dụ dỗ bằng lời ngon ngọt, quà tặng, tiền bạc đều có thể khiến trẻ bị 'ngã gục một cách tự nguyện'”- bà Huyền khẳng định.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Phải dạy cho trẻ về Sex and Relationship Education
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, nghiên cứu sinh tại Anh cho rằng, việc dạy trẻ về an toàn cần phải thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ để giúp trẻ nhận diện được các tình huống nguy hiểm, những người đáng ngờ, cách ứng xử phù hợp với người lạ….
Cũng theo bà Huyền, khi trẻ tiếp xúc với thế giới mạng, giáo dục trẻ về an toàn trong thế giới mạng lại cần được bổ sung. Ngoài ra, một nội dung giáo dục mang lại giá trị lâu dài trong cuộc đời trẻ chính là giáo dục về các mối quan hệ. Đây là một nội dung mà giáo dục Anh bắt buộc các trường phải dạy cho trẻ cấp 2 trở lên trong phần Sex and Relationship Education (giáo dục giới tính và các mối quan hệ).
“ Khi trẻ hiểu thế nào là một mối quan hệ lành mạnh, khoẻ mạnh, bền vững thì trẻ sẽ hiểu rằng những người nào mình nên thiết lập và duy trì mối quan hệ, người nào thì không. Điều này mới có tác dụng phòng ngừa lâu dài cho trẻ được”- bà Huyền chỉ ra.
Cũng theo bà Huyền, khi trẻ tiếp xúc với thế giới mạng, giáo dục trẻ về an toàn trong thế giới mạng lại cần được bổ sung. Ngoài ra, một nội dung giáo dục mang lại giá trị lâu dài trong cuộc đời trẻ chính là giáo dục về các mối quan hệ. Đây là một nội dung mà giáo dục Anh bắt buộc các trường phải dạy cho trẻ cấp 2 trở lên trong phần Sex and Relationship Education (giáo dục giới tính và các mối quan hệ).
“ Khi trẻ hiểu thế nào là một mối quan hệ lành mạnh, khoẻ mạnh, bền vững thì trẻ sẽ hiểu rằng những người nào mình nên thiết lập và duy trì mối quan hệ, người nào thì không. Điều này mới có tác dụng phòng ngừa lâu dài cho trẻ được”- bà Huyền chỉ ra.
Xâm hại tình dục được đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay là một vấn đề rất nhức nhối của xã hội, thể hiện sự xuống cấp đạo đức xã hội, làm cho văn hóa dân tộc, hình ảnh Việt Nam bị ảnh hưởng.Theo bà Ngân, tình trạng này trước đây đã diễn ra nhưng do hạn chế về công nghệ thông tin nên chúng ta chưa biết. Hiện nay, qua công nghệ thông tin chúng ta nghe những vụ xâm hại tình dục khiến chúng ta rất xót ruột, đau lòng và lo lắng cho trẻ em.“Nói đến trẻ em chúng ta nghĩ ngay đến con cháu của chính mình, nhìn thấy những con em của người khác bị xâm hại đau lòng còn chịu không nổi. Khi liên tưởng đến nếu xảy ra với con cháu của chúng ta thì làm sao chịu được”- chủ tịch quốc hội cho hay.Bà Ngân cũng cho biết, Quốc hội đã đưa vào chương trình giám sát chuyên đề và giao cho một ủy ban của Quốc hội giám sát.Quốc hội đã yêu cầu Bộ Công an báo cáo cho Quốc hội biết tội phạm xâm hại trẻ em, trong đó có xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua để nghiên cứu sửa hình phạt tại điều luật liên quan trong bộ luật hình sự. Đồng thời, xem xét thủ tục về tố tụng hình sự của chúng ta đã đảm bảo để xử nghiêm tội này hay chưa.“Từng gia đình, trong nhà trường, xã hội cần phải có ý thức và lên án mạnh mẽ việc này, để chúng ta phòng ngừa chứ không phải xảy ra rồi trừng phạt” – bà Ngân nhấn mạnh.
Bình luận (0)