Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giải quyết xung đột trong học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Học sinh Trường THPT
Hàn Thuyên đóng kịch trong hoạt động ngoại khóa
 

Đang chơi rất thân, đi đâu
cũng dính với nhau như sam, từ đi học thêm, uống nước, shopping… rồi bỗng dưng
nghỉ chơi. Chuyển sang giai đoạn nói xấu nhau, ghét nhau “nó là một đứa mách lẻo
với thầy cô, chuyện gì cũng báo với thầy cô…”. Sau đó tìm mọi cách trả thù như
giấu tập vở, cặp sách. Hơn nữa là đưa bạn ra “xử” hội đồng để dằn mặt. 
Đã khi nào các em học sinh
tìm câu trả lời ở những tình huống trên chưa?
Đưa chuyện vào kịch ngắn
Qua những câu chuyện các em học
sinh tâm sự với mình, cô Hương và các thầy cô trong bộ môn giáo dục công dân
Trường THPT Hàn Thuyên, đã tổ chức buổi ngoại khóa dưới cờ. Buổi ngoại khóa bắt
đầu từ khá sớm và thu hút tất cả học sinh của trường tham gia. Đây một vở kịch
ngắn “cây nhà lá vườn” được dàn dựng công phu, đã làm cho không ít học sinh rơm
rớm nước mắt.
Trung và Nhàn là đôi bạn rất
thân từ khi đang còn học THCS. Lên THPT, cả hai cùng học chung một lớp. Trong
khi Nhàn trở thành một học sinh học giỏi, chăm ngoan thì Trung hoàn toàn ngược
lại, Trung thường xuyên cúp học, chơi bida, chơi game. Đi học thì ăn mặc lôi
thôi lếch thếch, không bỏ áo vào quần, không bảng tên, lại còn mang cả… dép lê.
Kiểm tra thì quay bài. Thường xuyên gây gổ, đánh lộn với bạn trong trường.
Nhàn đã mách cô giáo những lần
Trung nói dối để đi chơi. Cô giáo đã phạt Trung. Thế là Trung ghét Nhàn, ghét đến
mức “không đội trời chung, nước sông không phạm nước giếng”. Sau lưng Nhàn,
Trung ra sức nói xấu bạn, tìm mọi cách để trả thù. Nhàn bị hư xe phải dắt bộ
Trung thấy đáng đời và hả hê cười nhạo Nhàn. Trung còn giấu ỉm luôn cuốn bài tập
mà Nhàn bỏ quên, không thèm trả lại. Nhàn khóc nức nở khi không tìm thấy cuốn
bài tập. Chưa dừng lại ở đó, biết Nhàn sợ rắn nên Trung đã mang con rắn… nhựa y
như thật ném vào người Nhàn. Nhàn ngất xỉu tại chỗ.
Câu chuyện lên đến cao trào
khi chiếc xe của Nhàn bị sút sên không gắn lại được. Không những không giúp bạn,
Trung còn tỏ ra “đáng đời con nhỏ mách lẻo”, ai biểu ở ác. Lúc này Nhàn đã hỏi
Trung: “Cậu ghét mình lắm hả? Cậu luôn tìm cách hại mình, cậu đã nhặt được cuốn
sách của tớ nhưng cậu không trả. Cậu đã quên hết mọi kỉ niệm của chúng ta hồi học
cấp 2 rồi sao? Nhưng Nhàn vẫn còn nhớ rất rõ. Hồi ấy chúng ta đang học bài thi
thì điện bỗng nhiên tắt. Nhàn bảo mình nghỉ mai học tiếp. Trung không đồng ý.
Nhàn phải chạy vô nhà xách nguyên bịch nến ra thắp, nói mình phải học cho xong.
Trung bảo nếu muốn làm bác sĩ mình phải học thật giỏi còn gì. Khi chúng ta làm
xong bài tập thì đã 10 giờ tối, Trung lật đật chạy về nhà… Trung còn nhớ không?
Vậy mà bây giờ Trung nhìn lại mình đi, thường xuyên không thuộc bài, không làm
bài, đi học thì đánh bạn, mang dép lê, nói tục, vô lễ với thầy cô giáo… Nhàn
làm vậy cũng chỉ muốn tốt cho Trung, nhưng cậu không thay đổi mà ngược lại cậu
còn ghét mình nữa. Vậy thì từ nay Nhàn sẽ không làm gì nữa”. Nhàn bỏ đi… Kết
thúc đã rõ. Chính Trung mới là người làm rạn nứt tình bạn nhưng cậu liên tục
trách cứ Nhàn mà không hề nhận ra lỗi lầm của mình.
Một quan điểm chung khi học
sinh xem xong vở kịch này là mình sẽ ngồi lại nói chuyện với bạn của mình khi
có xung đột xảy ra. Một số em còn cho biết sẽ tìm lại người bạn thân đã nghỉ
chơi cách đây không lâu. Các em cũng đã nghĩ sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình
bạn kết thúc nhưng hầu hết đều không biết mình phải làm gì? Một trong hai bên tỏ
thái độ bất hợp tác kiểu “không cần phải giải thích rồi sau này bạn sẽ hiểu hay
không liên quan đến bạn, chuyện ai người nấy lo đi…”, khiến hiểu lầm ngày càng
tăng lên.
“Làm nóng” phòng tư vấn
Theo quy định của Bộ GD-ĐT,
100% trường THCS, THPT đều phải có phòng tư vấn học đường nhằm giải đáp các thắc
mắc xoay quanh vấn đề tình bạn “lúc nắng lúc mưa” của tuổi học trò. Những thắc
mắc của học sinh đã làm phòng tư vấn luôn “nóng hừng hực”. Các em lo lắng về
tình bạn của mình đang thân bỗng nhiên biến thành kẻ thù…
Câu chuyện của nhóm ba nữ
sinh khoác đồng phục Trường THPT N.A.N nói về một nữ sinh khác: “Con nhỏ đó
không muốn làm người bình thường, nó muốn làm “gà” cơ. Nó tưởng mình đẹp lắm chắc
cũng thường thôi mà…”, rồi phá ra cười nắc nẻ. Tìm hiểu mới biết ba nữ sinh này
đang nói về người bạn thân chơi với nhau từ khi học lớp 5 cho tới khi lên lớp
10 thì nghỉ chơi với lý do… thật lãng xẹt. Cô bạn kia học ngày càng giỏi trong
khi nhóm ba nữ sinh này ngày càng lún sâu vào nhóm tín đồ của shopping, cúp học,
la cà quán xá… Trong một lần làm kiểm tra vì cô bạn của mình không cho nhìn bài
mà ba nữ sinh này trở nên cay cú rồi nghỉ chơi.
Rất nhiều câu hỏi của học
sinh gửi đến thầy cô với thắc mắc: “Có hay không một tình bạn khác giới?”.
Không ít trường hợp cứ một nam sinh đi chung với một nữ sinh là mọi người nghĩ
“có vấn đề”. Chính điều này đã tác động đến người trong cuộc cũng nghĩ mình “có
vấn đề”, gây nên nỗi hoang mang trong tâm lý của các em. Một trong hai hoặc cả
hai bạn đều nghĩ mình đã có “tình cảm đặc biệt” với người bạn khác giới kia.
Nhưng cuối cùng thì hoàn toàn ngược lại, họ chỉ xem nhau là người bạn tốt giúp
đỡ nhau trong học tập, cùng nhau tham gia các buổi sinh hoạt văn nghệ, sinh hoạt
Đoàn…
Đây là những vấn đề mà trước
đây học sinh không biết hỏi ai thì bây giờ thầy cô sẽ chủ động lắng nghe tâm sự
và giải đáp những thắc mắc học sinh đưa ra. Tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Q.3)
đã dành hẳn một “Góc tuổi teen” và hộp thư “Điều em muốn nói” để nhận những tâm
sự của học sinh. Hàng ngày thầy cô phụ trách bộ môn GDCD sẽ lấy thư đọc và trao
đổi với nhau. Sau đó thầy cô sẽ trả lời thắc mắc của các bạn qua nhiều hình thức
email, trao đổi trực tiếp hay bằng thư hay tổ chức thành những buổi sinh hoạt dạng
chuyên đề… Với hình thức này nhiều thắc mắc của các bạn học sinh đã kịp thời được
giải đáp.
Quyên Phạm
 
 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)