Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cần có sự đồng bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Mỗi lần có chủ trương thay đổi chế độ tiền lương, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên… giáo viên rất phấn khởi vì điều đó thể hiện sự quan tâm của các cấp và ban ngành đối với việc cải thiện đời sống giáo viên. Tuy nhiên sau khi có nghị định hướng dẫn thì việc thực hiện thường rất chậm trễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của đội ngũ thầy cô giáo. Theo báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương từ 730 ngàn đồng lên 830 ngàn đồng/ tháng. Việc điều chỉnh này được thực hiện từ ngày 1-5-2011. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, đây là nội dung phương án do Bộ Tài chính bổ sung ngân sách Trung ương năm 2011. Trước đó một năm, năm 2010 mức lương tối thiểu của lao động việc làm tại vùng thấp nhất (vùng 4) gồm các địa bàn ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được điều chỉnh từ 650 ngàn đồng/ tháng lên thành 750 ngàn đồng/ tháng. Đến nay đã hết năm 2011 nhưng chủ trương tăng mức lương tối thiểu lên 850 ngàn đồng vẫn nằm trên giấy, cho nên dù hàng tháng lĩnh lương nhưng thầy cô giáo vẫn chưa có khoản tiền tăng này với lý do là các trường chưa nhận được kinh phí điều chỉnh mức lương và tiền cấp bù cho mức lương tối thiểu. Đó cũng là tình trạng tương tự đối với Nghị định 54 của Chính phủ về phụ cấp thâm niên sau 5 năm công tác của giáo viên (được cộng thêm 5% mức lương hiện tại). Theo nghị định này, sau một năm được hưởng 5% phụ cấp thâm niên giáo viên các trường công lập được tính thêm 1% phụ cấp thâm niên trong mỗi năm. Mặc dù nghị định ra từ đầu tháng 5 và đã có hiệu lực từ tháng 7 năm 2011 nhưng đến nay các trường vẫn trong tình trạng chờ vì chưa có khoản tiền phụ cấp đó. Thông thường nguyên nhân chính là do các ban ngành, bộ chưa có sự thống nhất, đặc biệt là chưa ra được thông tư cụ thể để các cơ quan thi hành nghị định một cách đồng bộ. Vì thế các khoản quyền lợi của giáo viên thường chậm trễ và việc cấp bù cũng không kịp thời. Điều đó tuy không ảnh hưởng đến công việc giảng dạy hàng ngày của các thầy cô giáo nhưng thể hiện sự làm việc thiếu đồng bộ của các ngành liên quan.
Thầy Nguyễn Đình Cường
(Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Đa, TP.HCM) 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)