Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Từ bài thơ “Bắt nạt”: Bất thường về sự trống vắng của các đại thụ trong ngành khoa học

Tạp Chí Giáo Dục

Dư luận đang ồn ào tranh cãi về bài thơ “Bắt nạt” được đưa vào sách giáo khoa Ng văn lp 6 (tp 1, b sách Kết ni tri thc vi cuc sng) trong Chương trình giáo dc ph thông 2018.


Nhng ngày qua, dư luận ồn ào tranh cãi về bài thơ “Bắt nạt”. Ảnh: T.T

Theo đó, ý kiến bảo vệ cho rằng văn chương có thể được đánh giá theo nhiều góc độ, người khen, kẻ chê là bình thường. Nhưng họ tại sao lại không đặt vấn đề là có hàng trăm tác phẩm mới trong sách giáo khoa, không bị ai nói gì, mà chỉ mỗi bài thơ “Bắt nạt” bị cộng đồng… “bắt nạt”? Bị dư luận ồn ào, chê bai, ì xèo như thế, là quá dở rồi, chống chế kiểu gì cũng khó biện minh.

Có cảm giác, ngày nay s lưng giáo sư, tiến sĩ rất nhiều nhưng trong lĩnh vực khoa hc xã hi lại thiếu vắng những tên tuổi tầm cỡ, những đóng góp bề thế và đạt được đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học.

Không phải đến bài thơ “Bắt nạt”, mà từ trước đó, trong bộ sách “Công nghệ giáo dục” của ông Hồ Ngọc Đại, dư luận đã bất bình, bức xúc về chất lượng sách giáo khoa, trước hết là khâu chọn ngữ liệu. Hiện nay trên mạng xã hội, thầy Mai Túc (Hà Nội) đang liên tục bắt lỗi, nhặt sạn trong sách giáo khoa môn Vật lý, nhưng không thấy các tác giả hay Bộ GD-ĐT phản biện lại, cho thấy chất lượng sách giáo khoa rất có vấn đề. Tôi có cảm giác, chất lượng của các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học xã hội, đang có dấu hiệu suy giảm, thụt lùi so với trước đây. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, thời kỳ từ sau 1945 đến sau 1975, có rất nhiều cây đại thụ, những tên tuổi lớn được kính trọng, đến nay vẫn còn trong trí nhớ mọi người như: Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Phùng Văn Tửu, Phan Ngọc, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng… nhiều, nhiều lắm.

Trước đây, sách giáo khoa do Nhà nước tổ chức biên soạn, với tác giả là những học giả uyên bác, các chuyên gia đầu ngành có trình độ học thuật cao siêu, khả năng sư phạm chuẩn mực… Do đó, các bài học, ngữ liệu trong sách giáo khoa đã trở thành kinh điển, đọng lại trong tâm trí bao thế hệ. “Tuổi thọ” của sách giáo khoa cũng rất lâu dài, tiết kiệm một lượng tiền bạc không nhỏ cho người dân trong lúc còn khó khăn. Còn ngày nay, sách giáo khoa thay đổi xoành xoạch, bị dư luận chê bai, phàn nàn, có trường hợp đưa sách giáo khoa chui vào dạy trong nhà trường khi chưa được thẩm định (sách Công nghệ giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại), rồi xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, các đơn vị đã đầu tư biên soạn sách thì tìm cách để đưa sách vào để thu hồi vốn… Loạn bắt đầu từ đây mà ra. Sách giáo khoa chất lượng đi xuống mà giá cả lại tăng lên vùn vụt. Người dân hoảng hốt, lo lắng; giáo viên, học sinh rối bời. Có cảm giác, ngày nay số lượng giáo sư, tiến sĩ rất nhiều nhưng trong lĩnh vực khoa học xã hội lại thiếu vắng những tên tuổi tầm cỡ, những đóng góp bề thế và đạt được đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học.

Theo quy luật tiến hóa, thế hệ sau phải thông minh, giỏi giang hơn thế hệ trước. Phải có đại thụ mới là rừng xanh. Sự thiếu vắng các tên tuổi lớn trong giới khoa học hậu sinh thực sự là điều bất thường, đang là nỗi lo lớn, không hề đơn giản.

Trn Quang Đi

 

 

Bình luận (0)