Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Môn khoa học lớp 4 “thách thức” người thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2023-2024 này, môn khoa hc bt đu đưc trin khai ging dy lp 4. Da trên kiến thc đã hc ca môn t nhiên và xã hi các lp 1, 2, 3, môn khoa hc lp 4 đưc xây dng t nn tng cơ bn ca khoa hc t nhiên và các lĩnh vc nghiên cu v giáo dc sc khe, giáo dc môi trưng.


Theo tác gi, môn khoa hc lp 4 tht s đang “thách thc” ngưi th chương trình mi. Trong nh: Hc sinh lp 4 hc môn khoa hc (nh minh ha). Ảnh: P.T

Môn khoa học có vai trò thiết yếu trong việc giúp học sinh học tập các môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS. Chính vì thế, khoa học là môn học rất quan trọng trong chương trình cấp tiểu học.

Chương trình môn khoa học lớp 4 có nội dung giáo dục theo các chủ đề: Chất, năng lượng, thực vật và động vật, nấm, con người và sức khỏe, sinh vật và môi trường. Theo từng chủ đề của chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục sức khỏe, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai… được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp. Mục tiêu của môn khoa học là góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên, trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. Ngoài ra, môn học này còn góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn khoa học còn góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên; bước đầu có kỹ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh. Để đáp ứng các mục tiêu trên, yêu cầu đặc thù của môn khoa học cần phải đạt là nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

Để đạt được mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn khoa học, sách giáo khoa lớp 4 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có rất nhiều thay đổi. Sách được trình bày theo các chủ đề, mỗi chủ đề có nhiều bài học, cuối mỗi chủ đề đều có phần ôn tập. Các chủ đề, bài học đều có nội dung phong phú, gắn với thực tế, nhiều thí nghiệm, thực hành. Đây cũng chính là thách thức không nhỏ với giáo viên về mặt kiến thức lẫn phương pháp, kỹ thuật dạy học và phân bổ thời gian sao cho hợp lý. Mỗi bài học thường là hai tiết học, mỗi tiết học 35 phút. Chẳng hạn ở chủ đề – Chất, với 7 bài học: Bài 1 – Một số tính chất và vai trò của nước, bài 2 – Sự chuyển thể của nước, bài 3 – Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước, bài 4 – Thành phần và tính chất của không khí, bài 5 – Gió, bão, ô nhiễm không khí, bài 7 – Ôn tập chủ đề chất; lượng kiến thức khoa học và kiến thức thực tế nhiều, các yêu cầu thí nghiệm thực hành đều có trong mỗi bài học, đó chính là điều giáo viên cần phải có sự nỗ lực vượt bậc trong từng bước chuẩn bị bài dạy và tổ chức thực hiện trên lớp. Ngay ở chủ đề 1, bài đầu tiên – Một số tính chất và vai trò của nước đã có nội dung kiến thức khá nhiều so với bài khoa học lớp 4 ở chương trình cũ: “Nước ở dạng chất lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hòa tan được muối, đường… Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía. Nước có thể thấm qua vải, giấy… nhưng không thấm qua được ni-lông, sắt… Nước có vai trò quan trọng trong đời sống con người, động vật và thực vật. Nước được con người sử dụng trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ”. Bài 1 này chỉ có một thí nghiệm nhưng ở các yêu cầu quan sát là những vật thật, giáo viên phải chuẩn bị khá nhiều đồ dùng dạy học. Ở chủ đề 2 – Năng lượng, bài 8 – Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng, nội dung kiến thức còn mênh mông hơn: “Ta nhìn thấy được một vật khi vật này phát sáng hoặc được chiếu sáng. Mặt trời, bóng đèn, ngọn lửa của nến… là các vật phát sáng. Vật được chiếu sáng khi nhận được ánh sáng chiếu đến. Ánh sáng truyền qua được những chất trong suốt như thủy tinh, nước trong, không khí sạch… Những vật cản ánh sáng như bức tường gạch, mảnh gỗ… không cho ánh sáng truyền qua. Trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng. Ánh sáng chiếu vào một vật cản ánh sáng sẽ tạo bóng ở phía sau vật đó. Bóng của vật các ánh sáng có hình dạng tương tự với vật và có thể lớn hoặc nhỏ hơn vật. Kích thước bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi”. Bài 8 này có đến ba thí nghiệm và yêu cầu quan sát cũng là vật thực tế, giáo viên sẽ phải chuẩn bị đồ dùng dạy học nhiều gấp 2-3 lần. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học hoàn toàn là hoạt động quan sát thực tế hay thí nghiệm, thực hành. Với nội dung kiến thức nhiều, yêu cầu hoạt động chủ yếu là quan sát thí nghiệm thực hành như thế thì với một tiết học 35 phút và bài học có hai tiết thì giáo viên khó thể giảng dạy thật hiệu quả bài khoa học. Tôi đã đi dự giờ nhiều tiết khoa học, đa số các thầy cô đều sử dụng bài giảng điện tử suốt cả tiết học, cả ở những yêu cầu thí nghiệm, thực hành. Giáo viên chiếu thí nghiệm, học sinh xem thí nghiệm, thực hành trên màn hình, trả lời câu hỏi và xem các kiến thức cần ghi nhớ. Vì sao thầy cô thực hiện như thế? Thật dễ hiểu, với lượng kiến thức khoa học nhiều như thế, giáo viên e ngại dùng không chính xác các từ ngữ khoa học và nếu cho học sinh thí nghiệm, thực hành ngay ở lớp sẽ không kịp thời gian dạy học. Hiện nay đã đến tuần thứ 5 của chương trình mà đồ dùng dạy học thiết yếu cho môn khoa học các trường chưa được cung cấp. Giáo viên dạy nhiều môn theo chương trình mới không có đủ thời gian để tự tìm kiếm, tự làm đồ dùng dạy cho tất cả các môn học, mà môn khoa học đòi hỏi đồ dùng cho các bài dạy phải chuẩn mực, khoa học.

Nhiều giáo viên đã hỏi tôi các nội dung kiến thức quá cao như: “Trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng. Ánh sáng chiếu vào một vật cản ánh sáng sẽ tạo bóng ở phía sau vật đó. Bóng của vật các ánh sáng có hình dạng tương tự với vật và có thể lớn hoặc nhỏ hơn vật. Kích thước bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi” liệu có phù hợp với học sinh tiểu học? Học sinh lớp 4 biết điều này có ích lợi gì hay làm được gì trong thực tế cuộc sống của chính bản thân các em? Các kiến thức khoa học “cao siêu và mênh mông” có cần thiết cung cấp “dồn dập” cho học sinh ngay từ cấp tiểu học không? Các bài khoa học có nhất thiết phải quan sát vật thực, thí nghiệm nhiều như thế không? Thời lượng tiết dạy có hạn, đồ dùng dạy học cho môn khoa học chưa cung cấp đầy đủ, liệu với nội dung kiến thức và yêu cầu thí nghiệm thực hành như thế, giáo viên sẽ dạy như thế nào để có hiệu quả? Môn khoa học lớp 4 thật sự đang “thách thức” người thầy ở chương trình mới.

Lê Phương Trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)