Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bao giờ công nhân sống được bằng… lương?

Tạp Chí Giáo Dục

T năm 2014 đến nay, mc lương ti thiu vùng đã đưc điu chnh tăng 8 ln. Thông thưng mi năm tăng lương 1 ln và áp dng t ngày 1-1. Riêng năm 2021, do nh hưng ca dch bnh Covid-19 nên không tăng mà áp dng mc lương cũ ca năm 2020. Mãi đến tháng 7-2022 mi tăng và hin vn đang áp dng. Mi đây, Hi đng Tin lương quc gia đã hp đ tho lun, thương lưng v phương án điu chnh lương ti thiu vùng năm 2024. Tuy nhiên kết thúc cuc hp vn chưa quyết đnh đưc khi nào tăng và tăng bao nhiêu…


Vi thu nhp trung bình hơn 7,8 triu đng/tháng, phn ln công nhân đu gp khó khăn trong cuc sng

Hơn 62% công nhân cht vt vi tin hc ca con

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) vừa công bố kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động (NLĐ) năm 2023. Theo đó, cuộc khảo sát thực hiện với 2.982 NLĐ (gồm: 62,9% NLĐ vùng 1; 12,3% NLĐ vùng 2; 16,4% NLĐ vùng 3 và 8,4% NLĐ vùng 4) thuộc  ngành dệt may – 27,5% NLĐ; điện, điện tử – 16,9% NLĐ; thương mại – 7,3%; chế biến nông lâm thủy sản – 5,7%; da giày – 4,4%; các ngành khác như cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng – 38,1%.

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Phạm Thị Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐVN – cho biết, có 52,3% NLĐ làm thêm giờ, số ngày làm thêm giờ trung bình 1 tháng là 10,71 ngày; số giờ làm thêm trung bình 1 ngày là 1,75 giờ. Bên cạnh đó, có 76,2% NLĐ tham gia khảo sát “tình nguyện” làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, thời gian làm thêm giờ trung bình mong muốn là 47,3 giờ/tháng.

Tiền lương cơ bản hàng tháng của NLĐ (làm đủ giờ công, ngày công, không bao gồm tiền làm thêm giờ) trung bình là 6 triệu đồng (tăng 8,4% so với khảo sát tháng 3-2022). Mức lương cơ bản này cao hơn tiền lương tối thiểu từ 37,5% đến 51,9% (tùy theo từng vùng). Tuy nhiên vẫn còn 3,5% NLĐ nhận được mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Thu nhập trung bình của 2.982 NLĐ được khảo sát đạt hơn 7,8 triệu đồng/tháng, trong đó tiền lương cơ bản chỉ chiếm 76,7% thu nhập, 23,3% còn lại là tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp của doanh nghiệp.

Có 52,3% NLĐ làm thêm giờ với số tiền nhận được trung bình trên 1,3 triệu đồng/người/tháng (chiếm 17,1% thu nhập trung bình của NLĐ).

Thật đáng buồn khi chỉ có 24,5% NLĐ cho biết tiền lương và thu nhập vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

“Có 17,3% NLĐ thường xuyên phải vay nợ. Trong số đó có 3,1% người bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người có tâm trạng lo lắng bất an”, TS. Lan tâm tư.

Cũng theo TS. Lan, tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% NLĐ và quyết định sinh con của 72% NLĐ. Đối với những NLĐ đã có gia đình thì có tới 17,6% người không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp; 2,2% NLĐ chưa từng mua sữa công thức (sữa bột – PV) cho con dưới 6 tuổi; 37,7% NLĐ có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con – điều này cũng có nghĩa có tới 62,3% NLĐ chật vật trong vấn đề đóng tiền học cho con.

Với thu nhập khiêm tốn nên bữa ăn của NLĐ cũng vô cùng đạm bạc. Cụ thể, chỉ 26,2% NLĐ có điều kiện để ăn thịt/cá trong các bữa ăn hàng ngày; 10,3% NLĐ cho biết với thu nhập hiện nay mỗi tuần trong bữa cơm gia đình của họ chỉ có 1 ngày ăn thịt/cá.

Ăn uống thiếu chất nhưng khi ốm đau bệnh tật, NLĐ cũng không có tiền đi khám. Theo đó có tới 6,3% NLĐ cho biết họ không đủ tiền mua thuốc và khám chữa bệnh, khi bị bệnh vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi; 46,5% NLĐ chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh.

Riêng NLĐ ở vùng 1 còn phải bỏ ra trung bình 1,8 triệu đồng/tháng để trả tiền phòng trọ, điện, nước. Số tiền này chiếm 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng của NLĐ.

Những con số trên tuy không thể nói lên toàn cảnh đời sống khó khăn của NLĐ nhưng phần nào cũng cho chúng ta thấy mức lương và thu nhập của NLĐ hiện nay là quá thấp so với nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống. Do đó việc tăng lương là cần thiết và cấp bách…

Tăng lương nhưng chưa biết khi nào

Đây là kết quả của phiên họp thứ nhất Hội đồng Tiền lương quốc gia bàn về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 tổ chức mới đây.

Tại phiên họp, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đời sống NLĐ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là hơn một năm qua, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với trước. Tuy nhiên trong các yếu tố để xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu thì khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Theo đó việc điều chỉnh tăng lương cần được xem xét để không chỉ đảm bảo động viên NLĐ làm việc có năng suất, chất lượng, đảm bảo tiền lương thực sự là động lực cải thiện điều kiện làm việc, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, mà còn phải hài hòa với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia – cho hay, doanh nghiệp rất quan tâm và coi NLĐ là tài sản vô giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp khó khăn, đơn hàng giảm sút, thậm chí phải cắt giảm lao động. Theo đó, nhu cầu tối đa của NLĐ là được đi làm và doanh nghiệp mong muốn tìm thật nhiều việc làm cho họ. Nhiều doanh nghiệp đang chồng chất khó khăn vẫn gồng mình duy trì việc làm cho NLĐ.

Khi bàn về lương tối thiểu vùng, các ý kiến đều đồng ý cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên, điều chỉnh ngay lúc này thì không thể. Vì các chính sách chịu tác động rất nhiều đến điều chỉnh lương tối thiểu. Lương tối thiểu liên quan cân đối, tính toán quỹ công đoàn, quỹ bảo hiểm xã hội…

“Chúng ta chưa nên quyết định ngay điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong phiên họp này. Xem xét tăng lương cần phải có độ trễ, sẽ được quyết định căn cứ vào các thông số tới đây”, ông Phòng nói.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2024 chắc chắn phải điều chỉnh lương, vấn đề là tăng lúc nào, mức tăng ra sao. Vậy nên cần thêm thời gian để đánh giá về các yếu tố tăng lương. Nên chăng Hội đồng Tiền lương quốc gia họp vào cuối quý 4 để bàn về lương tối thiểu vùng.

Ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng ban Chính sách & Pháp luật Tổng LĐLĐVN – cho biết, Tổng LĐLĐVN đề xuất mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2024 tăng 5-6% so với hiện tại.

Từ năm 2014 đến nay, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng 72,4%. Theo đó giúp cải thiện đời sống NLĐ, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. Cụ thể: năm 2014 – tăng 15,2%; năm 2015 – tăng 14,2%; năm 2016 – tăng 12,4%; năm 2017 – tăng 7,3%; năm 2018 – tăng 6,5%; năm 2019 – tăng 5,3%; năm 2020 đến hết tháng 6-2022 – tăng 5,5%; từ tháng 7-2022 đến nay – tăng 6%.

Lần điều chỉnh gần nhất (tháng 7-2022), với mức tăng 240.000-260.000 đồng tùy từng vùng. Hiện, mức lương tối thiểu vùng cao nhất là 4,68 triệu đồng (vùng I gồm: TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương…) và thấp nhất là 3,25 triệu đồng (vùng 4).

Thùy Linh

 

Bình luận (0)