Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chất lượng bài dạy phụ thuộc vào năng lực sư phạm của người thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Thi giáo viên gii, hc sinh gii, văn hóa – văn ngh, sáng tác thơ văn…, thi gì cũng thế, vì cuc thi nào cũng có mt tích cc và tiêu cc.


Mt tiết hc môn văn ca hc sinh THCS (nh minh ha). Ảnh: N.Quang

Nếu mục đích, nội dung, tiêu chí đánh giá… đúng đắn, khoa học, rõ ràng; giám khảo và người thi có năng lực, động cơ, ý thức tốt thì cuộc thi đó sẽ lành mạnh, mang lại nhiều bổ ích, có ý nghĩa tích cực. Ngược lại sẽ là hệ lụy, tiêu cực, thậm chí trở thành căn bệnh: bệnh thành tích, bệnh hình thức, bệnh khoa trương… gây tốn kém mà chẳng có ích gì.

Vừa qua, tôi được mời làm giám khảo cuộc thi giáo viên giỏi môn văn quận Tây Hồ (TP.Hà Nội). Ban đầu tôi định không nhận lời, phần vì công việc rất bận, phần vì không thích lắm các cuộc thi. Tuy nhiên, sau đó tôi vẫn nhận lời, vì biết hầu hết các trường trong quận đều dạy sách ngữ văn bộ Cánh diều do tôi chủ biên. Hơn nữa, đây là giai đoạn đang triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, yêu cầu dạy theo sách mới nên rất cần quan tâm. Dự giờ của các thầy cô giáo dự thi sẽ biết được thực tế việc triển khai dạy chương trình và sách giáo khoa mới thế nào, đã làm đúng những gì và cần bổ sung, thay đổi ra sao. Giống như đi thực tế, xuống trường xem các thầy cô giáo dạy bộ sách của mình biên soạn cũng là một việc cần thiết, thú vị và bổ ích. Hai ngày, tôi ngồi lắng nghe bài giảng của 9 thầy cô giáo với 6 giờ đọc hiểu thơ, 2 giờ dạy rèn luyện nói và nghe, 1 giờ dạy thực hành tiếng Việt. Tôi hiểu thành công của các bài giảng trước hết phụ thuộc vào sự cố gắng và năng lực sư phạm của mỗi thầy cô giáo; sau đó là có đóng góp công sức và tâm huyết của tổ chuyên môn, cả trường. Vì thế, kết quả bài dạy phản ánh nhận thức và hướng triển khai dạy học môn ngữ văn mới của mỗi đơn vị. Nhìn từ góc độ ấy, cuộc thi sẽ giúp các nhà trường và phòng GD-ĐT có thông tin về thực tế dạy học của địa phương mình, kịp thời có những điều chỉnh cần thiết, giúp giáo viên dạy học đúng hướng. Việc tôn vinh các thầy cô giáo dạy giỏi và chọn được người đi dự tiếp vòng thi cấp thành phố cũng là một mục đích của cuộc thi. Nhưng cái được nhiều hơn là mục đích đầu. Qua cuộc thi, đối chiếu với yêu cầu của chương trình mới, tôi xin nêu lên một số nhận xét chung (ưu điểm và hạn chế) để các thầy cô giáo bộ môn ngữ văn tham khảo.

1. Những ưu điểm cần khẳng định

Khi xây dng Chương trình ng văn 2018, chúng tôi đã xác đnh: Ch cn điu kin ti thiu (có sách giáo khoa, hc sinh và lp hc) là giáo viên có th dy hc ng văn theo yêu cu mi. Có thêm nhng thiết b h tr khác càng tt, nhưng không phi là quyết đnh cho cht lưng bài dy; quyết đnh vn là tài năng sư phm và tâm huyết ca ngưi thy.

Thứ nhất, đã nhận thức đúng yêu cầu của dạy học phát triển năng lực, khắc phục được cơ bản lối giảng văn thầy cô giáo giảng suốt cả giờ và đọc cho học sinh chép, thay vào đó là tổ chức các hoạt động để học sinh trực tiếp khám phá văn bản, tự tìm ra vẻ đẹp nội dung và hình thức tác phẩm. Thứ hai, đã chú ý đặc trưng của giờ học: Đọc hiểu thơ, thực hành nói và nghe; thực hành tiếng Việt; thực hành nói và nghe (kể lại một truyện ngụ ngôn và kể lại một trải nghiệm); chú ý đến đặc điểm thể loại (thơ có yếu tố tự sự, miêu tả và thơ tự do)… Thứ ba, đã vận dụng được nhiều hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú; sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học. Thứ tư, đã tích hợp được các yêu cầu rèn luyện kỹ năng: Trong đọc hiểu có nói – nghe, viết, có vận dụng kiến thức tiếng Việt; nội dung nói – nghe và tiếng Việt gắn với nội dung đọc hiểu. Thứ năm, đã chú ý vận dụng thực hành, gắn các nội dung bài học với cuộc sống và liên hệ với trải nghiệm cá nhân học sinh để giáo dục tư tưởng, phát triển phẩm chất… Cách thức nhìn chung hợp lý, ít sống sượng, gượng ép. Thứ sáu, ngôn ngữ, tác phong lên lớp của giáo viên nhìn chung khá chuẩn mực; điều hành giờ học chủ động, tích cực, bao quát được học sinh. Thứ bảy, tất cả các giờ học đều có những thành công và hạn chế nhất định, mức độ nhiều ít khác nhau; nhưng đều có hiệu quả tích cực.

2. Các điểm hạn chế cần khắc phục

Thứ nhất, một vài kiến thức văn học, tiếng Việt cụ thể, tuy ít nhưng vẫn có sai sót khi dạy trên lớp. Dạy thiếu, thừa hoặc chưa hay có thể thông cảm, nhưng dạy sai là tối kỵ. Thứ hai, một số giáo viên chưa chú ý trọng tâm của mỗi loại giờ dạy. Dạy nói nghe nhưng học sinh nói và nghe còn ít. Dạy đọc hiểu chưa chú trọng yêu cầu đọc diễn cảm bài thơ… Thứ ba, tổ chức cho học sinh làm việc nhóm lớn chưa hiệu quả (giấy khổ lớn, nhóm đông, không gian hẹp, chỉ 1-2 học sinh làm việc…); cần cho học sinh trao đổi, thảo luận nhiều hơn… Thứ tư, một số giờ giáo viên mở rộng thêm nhiều nội dung không cần thiết, nhất là phần liên hệ, vận dụng; hệ quả bài giảng nặng thêm nhiều so với yêu cầu. Thứ năm, nên cân nhắc việc giao bài tập ở nhà và những gì cần tổ chức làm trên lớp. Không nên giao hầu hết bài tập ở nhà khiến học sinh phải vất vả (các em đâu chỉ học mỗi môn ngữ văn). Thay vào đó, nhiều câu hỏi, bài tập nên tổ chức làm trên lớp. Thứ sáu, cần chú ý bám sát các câu hỏi trong sách giáo khoa. Nếu không nghĩ được các hình thức hoạt động phù hợp và sáng tạo thì chỉ cần cho học sinh làm các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa là được…

Dạy học hằng ngày cũng đã phải chuẩn bị rồi, đi thi giáo viên giỏi không thể không chuẩn bị, nhưng không nên mất quá nhiều công sức và đầu tư vật chất (tranh ảnh, video-clip, trò chơi, hoạt cảnh, tiểu phẩm…). Vì đặc trưng của giờ ngữ văn vẫn là thông qua ngôn từ (học sinh tiếp xúc với ngôn từ văn bản; giáo viên cũng phải dựa vào văn bản ngôn từ, cả giáo viên và học sinh đều sử dụng ngôn từ để dạy và học là chính), các phương tiện khác chỉ là hỗ trợ, giúp cho hoạt động chính tốt hơn, hiệu quả hơn, chứ không thay được hoạt động chính. Ngoài ra, hiện nay chưa thể có điều kiện để giờ nào cũng làm được thế dẫn tới tình trạng chỉ đi thi mới chuẩn bị, còn ngày thường lại quay về cách dạy vốn chẳng có thiết bị gì.

Khi xây dựng Chương trình ngữ văn 2018, chúng tôi đã xác định: Chỉ cần điều kiện tối thiểu (có sách giáo khoa, học sinh và lớp học) là giáo viên có thể dạy học ngữ văn theo yêu cầu mới. Có thêm những thiết bị hỗ trợ khác càng tốt, nhưng không phải là quyết định cho chất lượng bài dạy; quyết định vẫn là tài năng sư phạm và tâm huyết của người thầy.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)