Trong 2 ngày 18 và 19.5, Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM) trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cấp cơ sở cho 2 đơn vị: Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM và Trường ĐH Luật TP.HCM.
PGS-TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM nhận đạt giấy chứng nhận đạt chuẩn sáng 18.5 – nh: Hà Ánh |
Phát biểu trong lễ trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sáng nay 18.5, tiến sĩ Hà Hữu Phúc, Vụ trưởng-Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM cho biết đến thời điểm này cả nước đã có 33 trường ĐH (chiếm 12% số trường trong cả nước) được công nhận đạt chuẩn chất lượng.
Theo kết quả đánh giá chất lượng giáo dục được Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM được công nhận đạt chuẩn chất lượng cấp cơ sở với 81,97% tiêu chí đạt yêu cầu.
Được thành lập từ năm 1988 với 253 sinh viên, đến nay trường đang đào tạo 30 chuyên ngành với 600 cán bộ giảng viên, hơn 12.000 sinh viên. PGS-TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết đến năm 2030 trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học về giao thông uy tín, hòa nhập với các trường khu vực và tiếp cận trường tiên tiến thế giới.
Sáng nay 13.5, Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã công bố quyết định và trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cấp cơ sở cho Trường ĐH Sài Gòn.
Cùng thời điểm này, ngày 19.5 Trường ĐH Luật TP.HCM được Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM) cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục có giá trị 5 năm. Tính đến thời điểm này đây là 1 trong 2 cơ sở đào tạo chuyên ngành luật của cả nước được công nhận đạt chuẩn (bên cạnh Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM).
Giai đoạn từ 1996-2016, Trường ĐH Luật TP.HCM đã cấp bằng cho gần 45.000 sinh viên, học viên các bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Đến cuối năm ngoái, trường có 279 giảng viên, với quy mô đào tạo trên 18.700 người học. Trường cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động tạo tiền đề cho trường thực hiện tự chủ trong đào tạo.
Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng có vào – có ra, có chế độ đãi ngộ lớn.
Bình luận (0)