Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thú sưu tầm cổ vật hoàng cung của chàng trai xứ Huế

Tạp Chí Giáo Dục

Mê sưu tm đ c, gn 30 năm qua, anh Nguyn Hu Hoàng TP.Huế ln li khp nơi, lên tn vùng cao Đakrông, Hưng Hóa (Qung Tr) – nơi giáp biên gii Vit Lào đ tìm mua đ c. B sưu tp ca anh hin có rt nhiu tô, dĩa gm s thi Chu Đu, các vt dng ca vua chúa, đc bit là có khong 100 chiếc áo vua quan và cung tn triu Nguyn…


Anh Nguyn Hu Hoàng bên các b trang phc cung đình Nguyn

V Huế, ngm áo vua, quan triu Nguyn

Bảo tàng Mỹ thuật Huế ở ven bờ sông Hương những ngày trong tuần lễ Festival 2022 vừa qua thu hút rất đông du khách tham quan thưởng lãm. Tôi ấn tượng bởi khu vực trưng bày triển lãm 11 chiếc áo vua quan triều Nguyễn thu hút nhiều người xem. Chủ nhân của những chiếc áo đó là anh Nguyễn Hữu Hoàng – một người dân Huế có thú sưu tầm đồ cổ. Anh Hoàng bảo, anh tâm đắc nhất trong những tháng năm miệt mài sưu tầm là chiếc áo hoàng đế. Với sắc vàng, dệt cài hoa chữ Thọ và bát bửu điểm xuyết hoa văn mây cùng với chiếc mãng bào cổ đồng nhạt, dệt cài hoa hình rồng, mây, bát bửu và thủy ba ở gấu áo.

Để có được bộ sưu tập này, anh Hoàng từng lặn lội tận các vùng rừng núi Quảng Trị, nơi giáp biên giới Việt – Lào để tìm mua. Đến bây giờ, anh Hoàng không lý giải được vì sao đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở vùng núi Quảng Trị lại cất giữ nhiều trang phục của triều Nguyễn đến vậy. Chuyện thương lượng mua được một chiếc áo với giá trị không nhỏ hàng chục năm về trước với anh cũng không phải chuyện dễ dàng. Có chuyến đi, anh ở lại cả tuần lễ nhưng không thể thuyết phục được người bán. “Hồi mua chiếc áo võ tướng triều Nguyễn, tôi mất gần chục năm thuyết phục. Hồi ấy nghe tin bên kia sông Sê Pôn, có bản người Lào có áo của võ tướng triều Nguyễn. Tôi lội qua sông, mấy lần mới gặp chủ nhân. Đến khi gặp được, họ cho xem nhưng nhất định không bán. Gần 7 năm sau, nhiều lần trở lại tôi mới mua được chiếc áo với giá 40 triệu đồng vào thời điểm 2005-2006. Chưa hết, chuyện mua cũng gian nan lắm. Đưa tiền Việt họ không lấy, phải lội sông về, đến thị trấn đổi tiền Lào rồi mới quay trở lại nhận áo. Lần khác, để có được chiếc áo quan chánh Nhị phẩm ở xã Thuận (Hướng Hóa), tôi cũng mất ròng rã 10 năm mới mua được. Những chuyến ngược rừng như thế, dù phải mua chiếc áo với giá trị cực lớn nhưng trong lòng tôi thấy vui, cả đêm không ngủ được”, anh Hoàng bộc bạch.


Trong căn nhà 
 s 10, đưng Nguyn Sinh Cung, TP.Huế, tnh Tha Thiên – Huế, Nguyn Hu Hoàng say sưa k v ngh sưu tm đ c ca mình. Anh nói: “Ưc mơ ln nht ca tôi là xây dng đưc mt bo tàng đ c đ mi ngưi, nht là các thế h đi sau biết thêm v nhng nét văn hóa đc trưng trên quê x mình, đ chung tay gìn gi”.

Nhiều kỳ Festival Huế gần đây, trang phục triều Nguyễn trong bộ sưu tập của anh Hoàng luôn góp mặt như một nét văn hóa đặc sắc của miền đất cố đô. “Không dễ để có cả trăm chiếc áo thời triều Nguyễn từ long bào của vua đến áo quan, cung tần… Nhiều người bảo tôi ngược đời nhưng tôi rất thích giữ lại những gì thuộc về quá khứ. Nó không chỉ là báu vật có hình hài, mà còn cho mỗi người hiểu thêm về chiều sâu văn hóa đất cố đô”, anh Hoàng nói.

Ngh chn ngưi

Nguyễn Hữu Hoàng là con của Trưởng mô vĩ Bạch Hổ đời thứ 21. Xưa, môn võ Bạch Hổ có võ đường tại Huế, võ đường thờ tổ là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh – người có công khai phá Nam bộ. Nhưng Hoàng không theo nghiệp võ, anh chọn thú sưu tầm đồ cổ như một cách góp tay lưu giữ nét văn hóa của chốn hoàng cung. Vì mê đồ cổ, Hoàng nghỉ học khi đang theo học bậc THPT, theo học nghề thợ khảm xà cừ và lập nghiệp từ nghề này để sớm có điều kiện theo đuổi đam mê. Năm 20 tuổi, khi có đồng ra, đồng vào từ nghề, Hoàng bắt đầu mày mò đi mua đồ cổ.

“Ban đầu tôi đi xe đạp. Đạp ra Bến xe An Hòa, TP.Huế thì bắt xe đò ra TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Từ đây, tôi tiếp tục đạp xe đến các huyện của tỉnh này, lên núi xuống biển săn tìm đồ cổ. Sau mỗi chuyến đi như vậy, tôi có được ba lô đồ cổ cùng những kiến thức bổ ích. Cái bán được, tôi bán lấy tiền để mua lại thứ khác, cái thì giữ chơi”, anh Hoàng kể.


Chi
ếc tô i Lĩnh Xuân Vân ca chúa Nguyn Phúc Chu do anh Hoàng sưu tm đưc

Một thời gian sau đó anh sắm được chiếc xe máy, tiếp tục rong ruổi các tỉnh, thành trong nước, thậm chí sang Lào. Anh Hoàng bảo, hồi đó cổ vật Việt Nam tràn qua miền thượng du, đi qua biên giới, qua Lào nên dễ tìm kiếm. Anh sưu tầm được rất nhiều chủng loại đồ cổ, từ vật dụng thời xưa cho đến chiếc áo long bào… Với anh, mỗi vật dụng mang một câu chuyện. Còn nhớ hồi vừa vào nghề được ít lâu, anh có món tiền giá trị cả cây vàng, dù chưa có xe máy và số tiền ấy có thể mua được chiếc Honda 67 rất hoành tráng nhưng anh lại đi xe đạp, dành tiền mua một chiếc tô Ải Lĩnh Xuân Vân thời chúa Nguyễn Phúc Chu với giá hơn 3 triệu đồng.

Anh Hoàng nâng niu chiếc tô trên tay, bảo đây là tô có từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu, trên tô có cảnh đèo Hải Vân và có thơ của chúa vịnh lên. Chiếc tô được anh mua và giữ lại như vật kỷ niệm. Sở hữu bộ sưu tập lớn, anh Hoàng không giữ riêng mình, mà chia sẻ đến cộng đồng để nhiều người biết thêm về quá khứ. “Trong các đợt Festival ở Huế, các bộ sưu tập của tôi đều góp mặt triển lãm. Cho các đơn vị mượn đồ để thực hiện chương trình Tết Việt, Đám cưới Huế… Anh nghĩ bảo tàng sẽ bảo quản lâu dài tốt hơn, có cách quảng bá tốt hơn cho công chúng thưởng ngoạn, anh chuyển nhượng cho Bảo tàng TP.HCM 41 kỷ vật và tặng thêm 9 chiếc áo vua, áo quan đại triều nhất phẩm, nhị phẩm, áo cung nữ…

30 năm kiên trì đi tìm kiếm và sưu tầm đồ cổ, Nguyễn Hữu Hoàng nói: “Nghề này, cái duyên quyết định nhiều hơn. Nghề chọn mình, coi như mình có duyên với nghề”.

Hàn Giang

Bình luận (0)