Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhiếp ảnh gia với ước mơ đưa cộng đồng gần hơn với rừng

Tạp Chí Giáo Dục

Tăng A Pu, cái tên không còn xa l vi gii nhiếp nh, nhà khoa hc và cng đng yêu thiên nhiên trong và ngoài nưc. Anh là ngưi tiên phong trong chp nh v chim và đng vt hoang dã, đã và đang tng ngày, tng gi lan ta tình yêu thiên nhiên.


Ảnh: Tăng A Pẩu

“Những năm 2000, trào lưu về với thiên nhiên chưa nở rộ, con người ít nhiều chưa có ý hướng về rừng, du lịch hướng về thiên nhiên chỉ là con số 0. Vườn quốc gia Cát Tiên lúc bấy giờ chỗ nào cũng vắng lặng. Lần đầu tiên về với rừng, tôi đã tình cờ chụp được gia đình bầy heo rừng chạy băng ngang con đường mòn. Heo con và heo mẹ chạy trước, chú heo đực đầu đàn vẫn còn lấp ló trong bụi cỏ tranh quan sát, ngờ vực nhìn người chụp ảnh ở khoảng cách 20 mét”, anh Tăng A Pẩu chia sẻ về tác phẩm đầu tiên trong rừng.

T “cuc chơi” đến tương tác khoa hc

Đó là một ngày của tháng 6-2007. Tháng 6 trời mưa. Sương mai còn ướt đẫm ngọn cỏ tranh. Những hàng cây cao vút, chồi non mơn mởn, tiếng chim hót…, sức sống của rừng như nguồn năng lượng tích cực được thu nạp đủ đầy và anh gắn với rừng từ đó.

Những tác phẩm ảnh của anh có đóng góp nhất định cho các nhà khoa học Việt Nam và thế giới trong việc nghiên cứu, bảo tồn các loài chim và động vật hoang dã trong sách đỏ. Đó có phải là mục đích của “cuộc chơi”? Tôi hỏi. Anh cười khà khà, từ tốn: Khi sắm chiếc máy ảnh và lao vào rừng, không ai nghĩ đến những mục tiêu to tát mà đơn thuần chỉ là dạo chơi. Rừng mênh mông quá. Nếu nói đến chủ đề thì vô vàn thứ để nhìn ngắm, trải nghiệm. Từ những đàn kiến nhung nhúc bò dưới đất đến đàn mối truyền tín hiệu cho nhau chạy trốn cơn mưa; Bầy côn trùng, bướm hoa đủ màu sắc; Tiếng chim gọi bầy trong nắng sớm cộng với biết bao loại sinh cảnh tạo hóa bày biện sẵn chờ người đến khám phá. Cánh rừng mênh mông đại ngàn dường như vô tận luôn chờ người đến tìm thăm và… đồng cảm. Rừng cũng có hồn là vậy.


Ảnh: Tăng A Pẩu

Dần dà rừng đã “lôi kéo” tôi vào và tương tác khoa học lúc nào không hay. Từ những bộ ảnh về loài chuồn chuồn, bướm, chim, hoa lan, cây cỏ  đặc hữu, đôi khi chỉ là những con ong, con cuốn chiếu chỉ có ở Việt Nam đã được giới khoa học ghi nhận. Họ đánh giá đó là sự đầu tư nghiêm túc về thời gian, thiết bị và sự chuyên nghiệp.

“Nhiều tổ chức quốc tế, hội đoàn bảo vệ thiên nhiên phi chính phủ cũng cần những tấm ảnh đẹp để quảng bá đến cộng đồng cùng chung tay giữ gìn rừng – báu vật hành tinh. “Cuộc chơi” hào hứng, phấn khích hơn khi có duyên được đóng góp cho những mục tiêu để nhắm đến vì lợi ích chung”, anh Pẩu nói.


Ảnh: Tăng A Pẩu

Rồi anh chiêm nghiệm: “Rừng sẽ tiếp thêm năng lượng tích cực cho con người, giúp cân bằng thể chất và tâm hồn trước áp lực cuộc sống. Tôi vẫn tâm niệm đi rừng không phải cho riêng mình mà phải tìm mọi cách chia sẻ cùng cộng đồng. Về rừng còn bao hàm nghĩa đóng góp cho sự bền vững tươi đẹp của rừng, cùng khám phá cái đẹp và bảo vệ nó. Qua đó cùng lên tiếng về những vụ xâm hại cây, thú rừng làm tổn hại đến sinh cảnh nếu có”.

Người trong cuộc cho rằng, chụp chim, động vật hoang dã là “cuộc chơi” đổi chác cũng đúng, bởi được nhiều mà mất cũng lắm. Chưa đi rừng thì thôi, vài lần có thể nghiện. Nghiện cái không gian êm ả của rừng hoặc hơi rừng? Hay hương thơm của rừng quyện mùi cây cỏ…? Nhất là với những  nhiếp ảnh gia “hăng máu”, không nghiện sao được khi những chú chim màu sắc lộng lẫy chưa chụp được hoàn hảo. Một bầy nai thoáng qua chưa kịp lia máy. Một loài hoa vừa hé nụ. Một đàn bướm chưa đến ngày hợp bầy… Tất cả như một món nợ mà các nhà nhiếp ảnh phải trả cho xong bằng mọi giá.


Ảnh: Tăng A Pẩu

Điều gì thôi thúc họ phải đi, bất chấp mọi thứ bỏ lại sau lưng? Vì cái đẹp của rừng không chờ đợi ta. Người có “máu” thường bảo, tiền thì kiếm cả đời mà rừng thì hai mùa nắng mưa thiên biến vạn hóa, không thể bỏ lỡ. Hậu quả là họ có thể đã bỏ lại sau lưng biết bao cơ hội làm ăn, vợ con cũng đôi lần phàn nàn… Mặc! Chụp cho thỏa rồi tính.

Mà dễ thương thay, họ chấp nhận mất đi nhiều thứ để đổi được lại vài tấm ảnh đẹp. Nụ cười mãn nguyện khi nhìn những tấm ảnh chụp được cộng với một cơ thể ít bệnh tật có được từ những lần đi rừng, tế bào não hân hoan tích cực với họ đã là một thứ tài sản vô giá.

Thông đip bo v rng bng hình nh

Tăng A Pẩu cũng tự nhận mình chỉ là người đi chơi với rừng, rồi “nhóm lửa”, kết nối cộng đồng đến với rừng và truyền thông điệp bảo vệ rừng theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Theo anh, “cuộc chơi với rừng” tự nó đã là một thứ triết lý, triết lý của sự sinh tồn. Đơn giản là người ta sẽ khỏe mạnh hơn nếu mỗi tuần đều được “tắm” trong rừng, cơ thể được bao bọc bởi không gian yên ắng, không khí trong lành. Nhờ đó mà mỗi tế bào li ti ngóc ngách được tẩy sạch mọi thứ độc tố của môi trường đô thị.


Ảnh: Tăng A Pẩu

Anh thường nói, mình chỉ là người đi rừng có trách nhiệm. Từ thông điệp hình ảnh được chia sẻ bền bỉ, rộng khắp mô tả về những góc đẹp của rừng thổi vào hồn người như thôi thúc cộng đồng đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng xanh mà tập thể Vườn quốc gia đã gọi anh là “Đại sứ du lịch Cát Tiên”.

Được biết, Chi hội Bảo tồn chim (VBCS – Vietnam birds conservation society) do những người yêu chim đã được thành lập nhắm đến việc bảo vệ các loài chim hiện hữu tại Việt Nam. Đồng thời hỗ trợ cho các cơ quan chức năng, các nhà làm luật cùng góp sức bảo vệ các loài chim quý hiếm, tránh nguy cơ bị tuyệt chủng. Đây là nỗ lực của các nhà nhiếp ảnh, trong đó có Tăng A Pẩu với mong muốn “cuộc chơi” mang lại nhiều ý nghĩa tích cực.


Ảnh: Tăng A Pẩu

Theo nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu, Việt Nam có hơn 900 loài chim và là vùng chim trọng điểm của thế giới. Để chụp được ngần ấy loài có khi phải đi hết cả đời người đến các cánh rừng, biển và đảo. Bởi mỗi loài có đặc tính khác nhau, loài sống ven sông, loài sống ở núi cao, ở đảo xa và có loài chỉ xuất hiện khi màn đêm buông xuống. Không kỳ vọng mỗi cá nhân có thể chụp hết tất cả những loài chim hiện diện ở Việt Nam. Hiện có một số loài chim đang biến mất dần khỏi sinh cảnh tự nhiên do nạn phá rừng, bẫy bắt phóng sinh hoặc buôn bán. Đáng báo động là một số loài đặc hữu đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Thói quen nuôi nhốt chim rừng trong lồng như một thú vui giải trí cũng cần được chấm dứt. Có nhiều khu rừng trong nước hiện nay bị gọi bằng thuật ngữ “rừng trống” – Empty forest, tức là rừng rỗng, không các loài chim thú, nhất là thú móng guốc như heo, nai, bò tót, khỉ, vượn, voọc… và những loài thú ăn thịt nhỏ kể cả những loài thú gặm nhấm.


Ảnh: Tăng A Pẩu


Ảnh: Tăng A Pẩu 

“Hiện nay gần 70% các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đều là rừng rỗng hoặc rừng bán rỗng do nạn săn bắt, giảm diện tích rừng. Sự tuyệt chủng của tê giác, sự giảm thiểu đáng báo động về loài voi, gấu, beo và nhiều loài thú quý hiếm khác cũng biến mất lặng lẽ. Dù không ai nói ra nhưng loài hổ ngoài tự nhiên ở Việt Nam gần như không còn ai  nhìn thấy hoặc có bằng chứng về dấu vết.

Mất đi sự phong phú của đa dạng sinh học sẽ kéo theo sự gãy đổ toàn hệ thống sinh thái rừng và thiên nhiên mà có thể khó phục hồi được nguyên vẹn hoặc sẽ không bao giờ”, anh Pẩu đau đáu.

Trn An

 

Bình luận (0)