Thí sinh cần hiểu rõ và thuộc các khái niệm, định nghĩa, định luật cũng như các công thức, đơn vị của từng đại lượng (ảnh minh họa). Ảnh: T.Vy
|
Muốn làm tốt bài thi trắc nghiệm môn vật lý trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THPT 2012, thí sinh cần lưu ý những điểm sau:
Trước khi thi, các khái niệm, định nghĩa, định luật cần hiểu rõ và chính xác ý nghĩa của nội dung được phát biểu. Các công thức phải thuộc đơn vị của từng đại lượng.
Khi làm bài thí sinh cần đọc một lượt từ đầu đến cuối bài thi. Gặp câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Chọn câu lý thuyết trước, câu có tính toán làm sau. Trong mỗi câu gạch dưới những từ chính cần, chuyển những đại lượng vật lí thành kí hiệu. Tô ngay những câu chắc chắn trả lời đúng, đánh dấu trong đề những đáp án những câu còn nghi ngờ. Trong mỗi câu trắc nghiệm nếu gặp câu chưa chắc trả lời đúng có thể sử dụng cách loại trừ những câu có đáp án sai. Những bài toán có nhiều phép tính, cố gắng giải phương trình bằng chữ đến công thức cuối sau đó thế số vào để tính toán. Một số trường hợp, có thể sử dụng phép thử: Lấy một đáp án cho là đúng, thử lại trong phần câu hỏi, nếu phù hợp với đề và đáp án ta chọn. Những bài toán liên hệ đến dao động: Dao động cơ, dao động điện, dao động điện từ: Thuộc tần số góc w từ đó suy ra công thức chu kì và tần số. Nắm chắc mối liên hệ giữa dao động điều hòa để giải quyết tốt các bài toán liên hệ đến pha, thời điểm, thời gian. Các đại lượng dao động điều hòa lệch pha nhau luôn có hệ thức độc lập đối với thời gian. Đó là các cặp: Cặp x, v; cặp v, a; cặp i, uC; cặp i, uL; cặp q, i; F, e theo cùng một dạng.
Ví dụ: .
Các đại lượng dao động điều hòa đồng pha với nhau: Tỉ giá trị tức thời bằng với tỉ giá trị cực đại. Bài toán về điện xoay chiều nên vẽ mạch. Trong hiện tượng quang điện có một công thức rất tiện để tính nhanh năng lượng photon e và công thoát A: e (eV) = ; A (eV) = .
Đồng Đỗ Đạt (GV Trường THPT Võ Thị Sáu)
Thí sinh phải linh hoạt
Theo thầy Dương Truyền Nhân – GV Trung tâm GDTX Gia Định, TP.HCM – nhiều năm nay đề thi tốt nghiệp bổ túc THPT môn vật lý đều theo hình thức trắc nghiệm với 40 câu hỏi. Trong 40 câu hỏi này có đến 9 câu nằm trong chương cơ học và 9 câu thuộc kiến thức chương dòng điện xoay. Còn lại các chương khác mỗi chương thường có 4 câu hỏi. Đối với môn vật lý, tỷ lệ bài tập không nhiều, chỉ chiếm khoảng 30% nhưng thí sinh cần nắm tốt kỹ năng làm toán. Thí sinh cần lưu ý: Một bài toán không bao giờ quá 3 bước giải. Thứ nhất là cho công thức, thứ 2 là thế số và cuối cùng cho ra kết quả. Muốn đưa ra công thức chính xác thì không có cách nào hơn là học viên phải nhớ, nói cách khác là phải học thuộc lòng. Công thức giống như người dẫn đường nếu sai là mất phương hướng và tất yếu sẽ cho kết quả không đúng. Thế số là bước đơn giản hơn vì các em đã bước qua được cửa ải khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, ở đây thí sinh thường nhầm và quên đổi đơn vị. Hậu quả là đơn vị sai thì dẫn tới sai cả phép tính mà nguyên nhân chính là do chủ quan, vội vàng và quên. Không chỉ học viên yếu kém mà có khi học viên khá giỏi cũng không nhớ “chi tiết” quan trọng này. Một thao tác dù không quan trọng nhưng quyết định đến kết quả bài thi là kỹ năng bấm máy tính cầm tay. Do hiện nay việc tính toán cần nhiều đến máy tính nên các em phải bấm nhuần nhuyễn, chính xác và nhanh. Vì điều này rất có lợi cho việc giải bài tập.
Tuy đề thi không đánh đố thí sinh nhưng có nhiều câu hỏi cần sự suy luận của người học. Ví dụ, khi có 2 con số: 0,001m và 10 mũ – 3m, nếu thí sinh không phát hiện ra cứ tưởng là chúng hoàn toàn khác nhau thì bỏ qua một giả thiết quan trọng và không thể tìm được cách giải. Có đề thi hỏi khái niệm về quang học một cách trực tiếp nhưng có khi người ra đề hỏi ngược lại theo kiểu: “Đó là hiện tượng gì?” thì thí sinh phải biết suy luận, biến đổi.
Như vậy, thí sinh ngoài hiểu kiến thức còn phải có “độ nhạy” khi đọc đề và làm bài. Đó cũng là yêu cầu cao đối với những câu hỏi về lý thuyết.
P.N.Q (ghi)
|
Bình luận (0)