Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hạnh phúc của người thầy!

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi ly làm hnh phúc và cm thy may mn khi đưc làm ngh giáo, mt ngh đi vi tôi rt đi thiêng liêng và nhiu trng trách ca xã hi.


Nhà giáo Nguyn Hiếu Tín cùng sinh viên Khoa Du lch trong gi thc hành

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Mặc dù bản thân tôi không dám tự hào với ý nghĩa đặc biệt này, nhưng tôi lấy làm hạnh phúc và cảm thấy may mắn khi được làm nghề giáo, một nghề đối với tôi rất đỗi thiêng liêng và nhiều trọng trách của xã hội.

Khi tôi ra trường cũng có nhiều lựa chọn cho nghề nghiệp của mình, nhưng như một cơ duyên “định mệnh” từ trước, tôi đã chọn theo nghiệp giáo. Tôi nghĩ đơn giản tuy nghề dạy học sẽ có nhiều vất vả nhất định, nhưng chắc chắn đó sẽ là một con đường vui vẻ – con đường của tri thức. Bởi lẽ, nghề dạy học là cơ hội giúp mình tự hoàn thiện hơn, mở ra những kiến văn mới, trau dồi thêm những kỹ năng, tự khám phá, nghiên cứu khoa học, rèn được đức tính, phẩm hạnh… khi hoạt động, làm việc trong môi trường giáo dục, văn hóa và nhân bản.

Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Ngh dy hc như con ong biến trăm hoa thành mt/ Mt git mt thành, đôi vn chuyến ong bay”. S cn mn thm lng y đã to ra v đp thanh cao ca cuc đi nhà giáo.

Đến nay, tôi gắn bó với nghề giáo được 15 năm, khoảng thời gian không quá dài so với sự nghiệp trồng người, nhưng cũng không phải ngắn, đủ để tôi trải qua các cung bậc cảm xúc với nghề. Có những cái bỡ ngỡ, âu lo của những ngày đầu đến lớp, có nhiều niềm vui rộn ràng khi được sự chào đón nhiệt tình của các bạn học viên. Cũng có những thành công nhất định, nhưng cũng không ít lần trăn trở, mênh mang. Cái ngỡ ngàng, khép nép của ngày đầu về nhận công tác giảng dạy tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng tôi vẫn còn nhớ như in. 15 năm qua, tôi đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của nhà trường. Từ một ngôi trường đơn sơ với nhiều cơ sở thuê mướn… đến hôm nay, trường đã phát triển một cách vượt bậc, trở thành một trong những ngôi trường đẹp nhất Sài thành và luôn được xếp hạng về chất lượng giáo dục trong top cao nhất trên cả nước của các tổ chức giáo dục quốc tế bình chọn. Những tháng năm này đã vun đầy nhiều kỷ niệm vui buồn trong tôi. Có cái ngọt ngào, mát mẻ, nhưng cũng không ít cái trăn trở, xốn xang… Tuy vậy, dẫu niềm vui hay nỗi buồn, dẫu vất vả, khó khăn thì tình yêu thương dành cho người học, cho đồng nghiệp và cho mái trường thân yêu của mình vẫn cứ đong đầy, vẫn mới mẻ tinh khôi và sâu lắng, luôn cháy ngọn lửa yêu nghề, yêu người trong tôi. 

Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, có tinh thần “Tôn sư trọng đạo”. Người thầy dạy học luôn được xã hội quý trọng và tôn vinh. Trải qua các giai đoạn lịch sử, biết bao người thầy với tâm huyết của mình, họ đã tạo nên nét đẹp cao quý của nghề giáo. Thật vậy, người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gương về phẩm hạnh, là dấu ấn để người học noi theo. Trải qua bao năm tháng, bao thăng trầm, nét đẹp của người thầy vốn đã được định hình. Đó là sự hy sinh thầm lặng, là sự hiến dâng cả cuộc đời mình cho tất cả học trò thân yêu. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Nghề dạy học như con ong biến trăm hoa thành mật/ Một giọt mật thành, đôi vạn chuyến ong bay”. Sự cần mẫn thầm lặng ấy đã tạo ra vẻ đẹp thanh cao của cuộc đời nhà giáo. Có thể nói, nghề giáo như một “cung trầm” không réo rắt, nhưng âm thanh của nó có sức ngân vang, sức lay động thấm sâu trong tâm hồn. Đó là những âm thanh của cái đẹp lặng thầm mà người học chỉ được nhận ra sau rất nhiều năm tháng.  


Nhà giáo Nguyn Hiếu Tín cùng các hc trò ca mình

Mặt khác, việc truyền dạy kiến thức không chỉ là trách nhiệm của người thầy mà còn là tình thương, niềm vui của họ. Người thầy không chỉ vui với niềm vui cá nhân, mà còn vui với niềm vui của học trò, của xã hội. Mỗi năm cứ đến ngày 20-11 hay dịp lễ tết thầy cô luôn nhận được những lời chúc mừng tốt đẹp hay nhiều lúc trên các nẻo đường đời hoặc đang trong quán nhâm nhi cà phê sáng, bất chợt nghe tiếng gọi “chào thầy” của những học trò cũ, khiến người thầy cảm thấy lâng lâng, xúc cảm. Những “món quà vô giá” bất chợt đó thực sự là nguồn động lực cho những người đứng lớp như chúng tôi. Hạnh phúc của người thầy không phải là những gì lớn lao mà chính là những điều đơn giản trong cuộc sống, là những thành tựu, sự thành công của học trò mình. Tình thầy trò thời nay dù có đổi thay so với trước đây nhưng vẫn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp, khiến cho nghề giáo có một nét đẹp rất cao quý giữa tình thầy – tình bạn.

Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là những yêu cầu càng cao hơn, khắt khe hơn đối với nghề dạy học để theo kịp sự tiến bộ chung của nhân loại. Do đó, dạy học ngày nay không chỉ là “dạy xong” mà phải là “dạy tốt”, không chỉ truyền đạt kiến thức (giáo dục tri thức) mà ẩn tàng trong đó cả một vai trò rất tinh tế, đòi hỏi người dạy, đặc biệt giáo viên trẻ phải có ý thức, lương tâm, dũng cảm và trên hết là đạo đức nghề nghiệp; phải thể hiện sự mẫu mực trong cách cư xử, trong cách dạy và cả cách học; luôn tích cực học tập, trau dồi kinh nghiệm giảng dạy, luôn sáng tạo, tìm tòi những phương pháp mới, thích hợp với người học, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và sự liêm chính của học thuật. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi người thầy không ngừng nỗ lực để không bị biến thành người “thợ dạy”, để hình ảnh người thầy vẫn thật đẹp đẽ và cao quý trong mắt người học. Do vậy, thầy cô giáo sẽ là những gương điển hình, là bài học sinh động về tinh thần phấn đấu không ngừng, về tinh thần trách nhiệm như Usinxki đã nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Xin kính chúc quý thầy cô giáo luôn nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Bởi lẽ, “Thầy giáo, cô giáo có hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” (Thiền sư Thích Nhất Hạnh).

Nhà giáo – ThS. Nguyn Hiếu Tín

 

Bình luận (0)

Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hạnh phúc của người thầy

Tạp Chí Giáo Dục

“Tôi cũng là một thằng học sinh hay quậy phá nhưng cũng không đến nỗi “hết thuốc chữa”, nhưng từ khi bước vào ngôi trường đang học, tôi đã như được hồi sinh thành một con người mới nhờ các thầy cô giáo, trong đó có thầy dạy văn. Ngày đầu tiên vào lớp, tôi hoàn toàn bỡ ngỡ với những bài học mới và cả thái độ sống mới. Mấy tiết học đầu như dài đằng đẵng. Ra chơi, chạy xuống sân tìm chỗ rửa mặt rồi tập tiếp chuyện kết bạn, một lát sau tôi thấy một người cao ốm, tôi không nghĩ đó là thầy dạy văn lớp mình…

Buổi học văn đầu tiên của chương trình THPT, tôi cứ tưởng là sẽ ghi bài thật nhiều nhưng hôm đó thầy chỉ viết lên bảng năm chữ: “Văn học là nhân học” và sau đó lấy một bài báo đọc cho cả lớp nghe. Không ít đứa ngạc nhiên nên thầy bảo: “Trước khi học văn chúng ta phải học lễ nghĩa và ngữ văn là một trong những môn quan trọng thực hiện nhiệm vụ ấy! Các em không chép nhiều, chỉ chọn lọc những cái hay mà học và quan trọng nhất là phải hiểu bài”. Hai tiết văn trôi qua nhưng sao ngắn ngủi thế, có lẽ là tôi đã bắt đầu thích học môn này.

Rồi ngày tháng trôi qua, kỳ thi kiểm tra định kỳ đã làm tôi thích môn văn hơn. Đề thi lần đó là: “Em hãy nêu cảm nhận của mình về một tác phẩm văn học dân gian”. Khi phát bài ra, thầy nói: “Bạn nào tên là K. đứng lên thầy xem mặt nào?”. Tôi sợ sệt đứng dậy, sợ mình bị điểm thấp nhưng đâu có ngờ là điểm cao thứ hai trong lớp. Thầy hỏi: “Em có viết văn mẫu không? Vì bài thi của em khác biệt quá lớn so với những bạn khác”. Tôi giật bắn người và vội vàng trả lời: “Dạ thưa thầy, em viết theo cách chỉ dẫn của thầy ạ!”. Thầy mỉm cười và đáp: “Vậy thì tốt! Em biết vận dụng như thế là rất tốt”. Lời khen của thầy khiến tôi thấy vui vui. Nhờ lời động viên của thầy tôi cảm thấy phấn chấn hơn và có lẽ sau này tôi sẽ nối tiếp sự nghiệp giáo dục như thầy – thầy giáo dạy văn – và tất nhiên tôi sẽ không quên thầy dạy văn của tôi, thầy T.H”.

Đó là nội dung bài kiểm tra của học sinh K. viết về tôi – thầy giáo dạy văn. Đề kiểm tra định kỳ của khối 10 là: “Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình, hoặc tình thầy trò, tình bạn”. Khá nhiều em viết về tôi. Bài làm này của em K. không phải là tốt nhất, nhưng tôi rất thích bài viết bởi chất thật trong bài viết của em – kỷ niệm thật mà em kể. Và chính bài viết của K. một lần nữa đã đưa tôi về những ngày đầu năm học khi mới nhận lớp.

Tôi luôn dạy học sinh về cái hay, cái đẹp mang giá trị thật của văn chương, luôn khuyến khích các em làm văn sáng tạo, tránh rập khuôn máy móc. Tôi rất thích những bài văn sáng tạo, thích những bài văn ngây thơ, trong sáng của học sinh dù điểm không cao nhưng còn hơn điểm cao mà theo văn mẫu. Tôi chưa bao giờ dạy học sinh học văn mẫu bởi tôi thấy, học văn mẫu các em có thể đạt điểm cao nhưng thực ra không nắm được kiến thức và tệ hơn nữa vì điểm số mà thầy cô đã vô tình đem đến giá trị ảo cho học trò. Từ giá trị ảo của văn chương dẫn đến giá trị ảo trong cuộc sống.

Có lần, tôi ra đề kiểm tra cảm nghĩ về người thầy, có em viết “rất hay” về tôi, tôi cho điểm 5. Khi phát bài, em thắc mắc hỏi: “Thưa thầy, sao bài em viết hay vậy mà thầy chấm được có 5 điểm ạ?”. Tôi trả lời: “Đúng là bài của em viết hay, nhưng em viết không đúng về thầy. Thầy không được như những gì em viết”. Đó là bài học thật cho học sinh và giá trị thật của văn chương.

Sau khi trả bài kiểm tra, giờ ra chơi tôi đã gặp K. và trao đổi với cậu học trò đang muốn trở thành người đưa đò trong sự nghiệp trồng người như tôi. Tôi sẽ ươm mầm cho “thầy giáo trẻ” này trong tương lai. Quả thật, câu nói: “Hình ảnh của người thầy hôm nay là bóng dáng của học trò mai sau” rất ý nghĩa. Tôi thấy mình thật hạnh phúc khi mỗi ngày vừa gieo con chữ vừa gieo cho học trò vẻ đẹp tâm hồn.

Hoàng Đà Lạt

Gieo ngôn ngữ hay gặt hành động đúng

Dù giảng dạy ở bậc học nào cũng thế, điều quan trọng nhất là phải kết hợp giữa dạy chữ và dạy người, giữa trang bị kiến thức với trau dồi đạo đức, lối sống, nhân cách… cho người học. Nhiệm vụ của người giáo viên là dạy học sinh tìm tòi, khám phá chân lý khoa học nhưng đồng thời cũng hình thành và phát triển những giá trị đạo đức nhân văn ở các em.

Ngày nay, vẫn còn một số thầy cô giáo trên bục giảng sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện thậm chí là phản giáo dục. Điều đó vô hình trung đã xúc phạm đến nhân cách người học, hạ thấp uy tín người thầy. Một ngôn ngữ giàu cảm xúc, dễ hiểu, dễ nghe có tác dụng thẩm thấu sâu sắc trong tâm hồn người học; một cử chỉ, điệu bộ, phong cách mẫu mực sư phạm cũng là hình ảnh để người học noi theo; một ánh mắt, nụ cười thiện cảm đều có giá trị giáo dục sâu sắc. Vậy mà thi thoảng đâu đó có chuyện giáo viên đe dọa, chửi mắng học sinh ảnh hưởng đến danh dự của ngành giáo dục. Học sinh vì sợ, lo lắng mà tiếp thu bài kém, không khí lớp học càng căng thẳng, quan hệ thầy – trò ngày càng rạn nứt. Thậm chí, hậu quả còn nguy hiểm hơn rất nhiều đó là học sinh chống đối lại thầy cô, thậm chí dùng bạo lực với thầy cô. Gần đây nhất là chuyện hành vi vô lễ của một học sinh nam làm dư luận xã hội bức xúc. Những hiện tượng đó ít nhiều cũng phản ánh tình trạng là có những giáo viên không hiểu được người học, hoặc quá khắt khe, xúc phạm đến nhân phẩm người học dẫn đến quan hệ thầy – trò ngày càng xấu dẫn đến những hành vi chống đối của học sinh.

Vì vậy, đối với mỗi giáo viên, trước hết phải chú ý những kỹ năng ứng xử sư phạm khéo léo trong quan hệ thầy – trò, đồng thời phải thể hiện chức năng là người vừa truyền thụ tri thức vừa hình thành những phẩm chất đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử của người học; là người anh, người chị, người bạn của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi nhà giáo phải thực sự là những tấm gương sáng để người học học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phát triển các phẩm chất nhân cách cần thiết. Chúng ta hãy nên gieo những ngôn ngữ đẹp để gặt được ở học sinh những hành động đúng, gieo những thói quen hay để gặt hái tính cách tốt ở người học. Đừng bao giờ dùng uy quyền cá nhân cũng như thói quen áp đặt, ngôn ngữ và hành động thiếu tính sư phạm, đó chính là phản giáo dục.

ThS. tâm lý Nguyễn Văn Công (Đồng Nai)