Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người tiêu dùng ngày càng hạn chế dùng tiền mặt

Tạp Chí Giáo Dục

Trên 50% giao dch thanh toán qua th là thng kê thanh toán hàng tháng ti mt ca hàng thi trang nh trên đưng Võ Văn Ngân (TP.Th Đc). Ch ca hàng cho biết, thói quen thanh toán qua th ngân hàng ca khách hàng đang ngày càng ph biến, đc bit là  khách hàng tr.


Thanh toán qua th ngân hàng đang ngày càng ph biến, góp phn chuyn đi trong nn kinh tế s

Mua rau… cũng dùng th

Là công chức trong ngành giáo dục, chị Thu Hương (33 tuổi) có xu hướng thanh toán bằng thẻ ngân hàng trong hầu hết các giao dịch hàng ngày, từ đi siêu thị mua rau, thực phẩm, đi mua sắm cho đến thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng học phí cho con… Chị Hương cho biết, việc thanh toán qua thẻ ngân hàng rất tiện lợi, nhanh chóng, do không phải sử dụng tiền mặt các giao dịch cũng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.

“Khi đi siêu thị, tôi thường không mang theo quá nhiều tiền mặt. Dù chỉ là mua bó rau, vài gram thịt heo, bó hoa với hóa đơn vài trăm ngàn đồng hay hóa đơn vài triệu đồng thì việc thanh toán qua thẻ cũng chỉ có bằng đó thao tác đơn giản. Các máy quẹt thẻ xuất hiện ở rất nhiều cửa hàng như shop thời trang, mỹ phẩm, giày dép, các cửa hàng tạp hóa, các quán cà phê, cửa hàng tiện lợi… góp phần giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn khi thanh toán”, chị Hương nói.

Dọc tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3), các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ đều trang bị 1 hoặc 2 máy POS quẹt thẻ ngân hàng. Chị Nguyễn Ngọc Chi, chủ cửa hàng thời trang trên tuyến đường này cho biết, thói quen tiêu dùng của khách hàng đã không còn như xưa. Rất nhiều khách hàng hạn chế sử dụng tiền mặt mà thanh toán qua thẻ. Nhất là khi dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến khó lường, việc người tiêu dùng hạn chế sử dụng tiền mặt là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sâu xa hơn đó là khi nền kinh tế số đang ngày càng phát triển, các giao dịch thanh toán linh hoạt, đa dạng hơn, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn trong tiêu dùng sao cho thuận tiện nhất.

Chị Chi kể lại, do chỉ kinh doanh thời trang nhỏ nên ban đầu chị không sắm máy quẹt thẻ nhưng khi đi vào kinh doanh, rất nhiều khách hàng lúc thanh toán thường hỏi cửa hàng có thanh toán bằng thẻ không, đôi khi “mất khách” vì không có máy quẹt thẻ. “Khách hàng mà cửa hàng nhắm tới là người trẻ đã đi làm. Do vậy, việc sử dụng thẻ ngân hàng rất phổ biến. Sau một thời gian, cửa hàng sắm thêm máy quẹt thẻ, đến bây giờ giao dịch thanh toán qua thẻ thậm chí còn cao hơn so với thanh toán tiền mặt”, chị Chi cho biết.

Với các chính sách thúc đẩy nền kinh tế số, nhiều ngân hàng đã có những ưu đãi khi khách hàng sử dụng thanh toán qua thẻ. Từ đó, nhiều cửa hàng đối tác cũng “mạnh tay” chiết khấu cho khách hàng với các dịch vụ này: hoàn tiền tối đa 20% (tối đa 1 triệu đồng) cho hóa đơn nào khi thanh toán bằng cách quét mã QR qua các ứng dụng ngân hàng như Sacombank Pay, VietinBank iPay…

Không chỉ dừng lại ở các giao dịch trực tiếp, rất nhiều giao dịch trực tuyến cũng tung nhiều chính sách hấp dẫn để khuyến khích người tiêu dùng thanh toán qua thẻ. Nhiều sàn thương mại điện tử với chính sách chiết khấu cho các giao dịch thanh toán qua thẻ. Mặc dù vậy, tâm lý thanh toán trước khi nhận hàng qua giao dịch trực tuyến vẫn khiến người tiêu dùng e ngại, vì thế các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm trực tuyến còn hạn chế hơn so với mua sắm trực tiếp.

“Mua hàng trực tuyến chỉ trừ các cửa hàng lớn có uy tín có thể thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng, còn lại thì hầu như phải nhận hàng, kiểm tra hàng rồi thanh toán thì mới an tâm”, anh Trọng Huân (nhân viên văn phòng) chia sẻ.

Thúc đy nn kinh tế s

Theo khảo sát của Sở Công thương TP.HCM về thói quen thanh toán của người tiêu dùng tại TP.HCM cho thấy, người tiêu dùng thường lựa chọn 3 phương thức thanh toán, bao gồm: thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng, thanh toán qua thẻ tín dụng ngân hàng và thanh toán trực tiếp sau khi nhận hàng. Trong đó, đối với các giao dịch mua bán trực tuyến thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn việc thanh toán bằng tiền mặt sau khi nhận hàng do người mua chưa tin tưởng vào người bán.

Tuy nhiên, đối với các giao dịch mua sắm trực tiếp, theo đánh giá của nhiều chủ cửa hàng thì thanh toán không sử dụng tiền mặt lại đang có xu hướng gia tăng, nhất là trong dịch Covid-19.

“Tôi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cũng đã 5 năm. Nếu như trước đây, người tiêu dùng rất e ngại khi giao dịch không sử dụng tiền mặt thì trong khoảng 2 năm trở lại đây, giao dịch không dùng tiền mặt lại trở nên phổ biến hơn, tỷ lệ khách hàng thanh toán qua thẻ với hóa đơn nhỏ (dưới 1 triệu đồng) cũng xuất hiện nhiều”, chủ cửa hàng mỹ phẩm Na.N (TP.Thủ Đức) chia sẻ.

Về thói quen thanh toán của người tiêu dùng, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, xu hướng thanh toán không sử dụng tiền mặt sẽ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Khi mà hệ sinh thái số trong nền kinh tế số đang dần hoàn thiện từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho đến nguồn lực con người. Điều quan trọng là các chính sách vĩ mô của Nhà nước và từng địa phương sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa thói quen tiêu dùng này.

Tại TP.HCM, chương trình chuyển đổi số của TP được xây dựng dựa trên Chương trình chuyển đổi số quốc gia; Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025 và kiến trúc chính quyền điện tử TP. TP đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 25% GRDP (Gross Regional Domestic Product – tổng sản phẩm trên địa bàn), năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 40% GRDP, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%.

Như vậy, để phấn đấu đạt được các chỉ tiêu trên, ngoài sự tạo điều kiện của Chính phủ, Nhà nước, các cơ quan quản lý thì doanh nghiệp, người dân đóng vai trò rất quan trọng, cùng tham gia vào chuyển đổi số. Với người dân là từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày, tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt góp phần hiệu quả vào kinh tế số.

Bài, ảnh: Thm Đ

Bình luận (0)