Trong 25 phần mềm sáng sáng tạo lọt vào chung kết Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 18 tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhiều sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Học sinh trong Hội thi tin học trẻ. |
Sản phẩm “Kho tư liệu lịch sử lớp 4, lớp 5” của Nguyễn Tuấn Nam (SN 2001 trường THPT Hoàng Diệu, Hà Nội) cung cấp kho tư liệu đầy đủ về lịch sử tương ứng với sách giáo khoa lớp 4, 5. Để hoàn thành kho tư liệu, Nam mất hai năm lên ý tưởng, tìm kiếm thông tin trên mạng, đọc sách và nhờ thầy cô, bố mẹ giúp đỡ.
Dù công việc chỉ là số hóa kiến thức đã có, nhưng với công nghệ flash sống động, phần mềm của Nam tạo lực hút kỳ lạ với học sinh. Ngoài ra, Nam còn cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử sử dụng công cụ Violet.
Đang là học sinh lớp 5 và lần đầu tiên dự thi, nhưng Nam đã sử dụng thành thạo các công nghệ trên và xây dựng một ứng dụng có ý nghĩa cho thấy khả năng và nỗ lực vượt bậc.
“Hiện học sinh học lịch sử quá khó khăn và học quá dài dòng. Không ít bạn thấy khó nắm được những kiến thức đã học nên em tạo ra phần mềm này nhằm giúp học sinh hứng thú hơn khi học lịch sử. Khó khăn lớn nhất là một số dữ liệu không khớp, không đưa được vào trong phần mềm nên em nhờ anh chị khóa trên chỉnh sửa”, Nam chia sẻ.
Cũng chung ý tưởng, nhưng phần mềm “Học lịch sử qua tên đường phố” của Ngô Phương Linh (SN 2000, trường THCS Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) lại khiến người xem bất ngờ. Linh tận dụng các tính năng của Google Maps để lưu lại các tư liệu lịch sử trong quá trình học tập như tên đường phố, thông tin về danh nhân, chứng tích lịch sử…
Mạng xã hội truyện tranh
Đó là sản phẩm “Mạng xã hội truyện tranh Medolism” của Lâm Nguyễn Nhựt Quang (lớp 9, trường THCS Lương Thế Vinh, Cần Thơ) được thiết kế nhằm tạo dựng một cộng đồng truyện tranh điện tử lành mạnh, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Đam mê truyện tranh từ nhỏ, Quang cho biết ngoài việc đọc những cuốn truyện tranh thiếu nhi hiện đại trong và ngoài nước, em còn dành thời gian rảnh rỗi để ngốn ngấu truyện tranh trên mạng. Tuy nhiên, không ít trang truyện tranh trên mạng có tính pha tạp, thiếu lành mạnh, gây “vẩn đục” tâm hồn tuổi mới lớn.
Vì vậy, Quang đem trăn trở đó nói với bố mẹ và được ủng hộ. “Ban đầu, em chỉ định làm một phần mềm để tập hợp những truyện tranh mang tính giáo dục, phù hợp với lứa tuổi của mình nhưng sau đó được thầy cô và gia đình khuyến khích, em đã tìm thêm những truyện mang tính triết lý, nhân sinh để mọi lứa tuổi có thể đọc”, Quang chia sẻ.
Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 18 có 111 sản phẩm dự thi. Đây là năm có số sản phẩm dự thi nhiều nhất và chất lượng nhất từ trước tới nay. “Tôi tin rằng, sau cuộc thi này, phong trào học tập và ứng dụng CNTT trong học sinh sẽ có sự thay đổi về chất. Hiện nay, phong trào học tập và ứng dụng CNTT đang có chiều hướng đi xuống. Những cuộc này giúp ích rất lớn trong việc giải quyết vấn đề trên”, TS Phạm Ngọc Hùng, ĐH Công nghệ – ĐHQG HN, Thành viên BGK nhận định.
|
Trẻ em sáng tạo
Từ 30-7 đến 4-8 tại trường PTCS Thực Nghiệm (Ba Đình- Hà Nội), 30 học sinh THCS tại Hà Nội tuổi 13-15 tham dự trại hè miễn phí “Trẻ em sáng tạo- Xây dựng ngôi trường mơ ước” trong dự án The Creative Kid Project.
Đây là một dự án phi lợi nhuận với mục đích tập trung phát triển tiềm năng của trẻ em do nhóm sinh viên một số trường ĐH tại Mỹ và Việt Nam như ĐH Brown, ĐH Washington and Lee và ĐH Ngoại Thương tổ chức.
Tham gia chương trình, các em được cung cấp những kỹ năng cần thiết trong quá trình tư duy và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, trau dồi kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
H.Y
|
Duy Ngợi (TPO)
Bình luận (0)