Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giúp trẻ mầm non tự tin những ngày đầu đến trường

Tạp Chí Giáo Dục

Sp đến tu trưng, chc là các bc cha m có con trong đ tui đến trưng có trong tâm tư ít nhiu nhng băn khoăn lo lng. Không ưu tư sao đưc, khi bao ngày con nhà vi ba m, tng ba ăn, gic ng, cái chơi, cái mc đu đưc ba m quan tâm, lo lng, chăm sóc tng chút mt. Nay con ti giai đon phát trin phi bưc vào trưng mm non đ t lp vi chính kh năng ca mình. Là cha m, ai mà không khi có nhng ni nim trách nhim thiêng liêng đó.

Tác gi vui cùng các HS mm non ti trưng

Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi rất thấu hiểu và cảm thông với phụ huynh điều đó, nhất là những bé mới bắt đầu đi học, lần đầu tiên con xa ba mẹ, và cũng là sự thật phải chấp nhận cho đứa con bé nhỏ của mình rời khỏi gia đình, bước vào môi trường mới, môi trường của tập thể, môi trường của nội quy, môi trường của học tập, trong thời gian một ngày dài. Thương con là điểm chung của tất cả ba mẹ, sợ con mình khóc nhè, sợ con mình không được quan tâm chăm sóc lo lắng, và đặc biệt là một nỗi lòng khó nói nhất, là sợ con mình bị phạt, bị la rầy, bị bỏ rơi – không quan tâm. Tâm tư đó cần được giải đáp, chia sẻ để mỗi phụ huynh chúng ta phối hợp với nhà trường, với giáo viên của trẻ, tạo cho trẻ những tiền đề, những nền tảng, những thói quen, những bước đi vững chắc khi con chuẩn bị vào lớp 1 trong những năm tháng kế tiếp.

Một người cha, người mẹ, chính là người thầy người cô đầu tiên của trẻ lúc ở nhà. Chúng ta cần tìm hiểu về những hoạt động của trường mầm non, lịch sinh hoạt của từng độ tuổi. (Thông tin này có rất nhiều trên mạng internet, các trang báo, các cuốn sách chuyên ngành có bán rất nhiều ở nhà sách). Đó là những giờ ăn, giờ học, giờ ngủ, giờ chơi. Lịch sinh hoạt này được sắp xếp theo từng khối lớp. Con của mình lớn lên theo độ tuổi nào thì chú ý đến khối lớp đó. Điều này, sẽ giúp cha mẹ tạo cho trẻ những hành vi thói quen tốt, phù hợp với việc hòa nhập cùng tập thể nhanh hơn. Trẻ ở gia đình, có những thói quen không phù hợp, thì cha mẹ nên loại bỏ. Cần cố gắng tập cho trẻ việc ăn – ngủ đúng giờ. Cho trẻ làm quen một số món ăn gần giống như trong thực đơn của trường, giải thích cho trẻ nghe việc ăn ở trường là học hỏi cái mới, vui vẻ cùng các bạn. Và mỗi trẻ em đến trường rất nên làm quen những điều này. Tất cả những gì chúng ta dạy không bao giờ là quá sớm.

Khi cha mẹ chuẩn bị cho trẻ về tâm lý và một số kỹ năng cần thiết, trẻ sẽ cảm thấy không quá khó khăn khi rời khỏi vòng tay yêu thương che chở, trợ giúp của cha mẹ, của người lớn trong gia đình, mà tự tin vào bản thân mình và yêu thích việc đến lớp, làm quen bạn bè, học tập từ trường lớp. Khi hành trang trẻ được trang bị từ các mặt tâm lý, sức khỏe, tinh thần thì đi học là một nhu cầu cần thiết của trẻ. Khi đã nắm được những nội quy, những thói quen, và việc ở trường là niềm vui thì trẻ sẽ tự giác trong việc đến trường. Dần dần đi học, tham gia các hoạt động ở trường trở thành nỗi nhớ, mỗi khi trẻ ở nhà cảm thấy vắng vẻ, khi không tìm được bạn chơi chung, khi không được hoạt động nhóm, khi không được trò chuyện cùng cô giáo.

Muốn có được những điều đó, thì tất cả người lớn chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ, không có việc gì hình thành nên thói quen tốt mà không có sự rèn luyện, trau dồi, bổ sung cho trẻ những điều cần thiết. Những điều cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ là những điều gì, đó là những điều rất quan trọng cho một đứa trẻ khi bước vào một môi trường mới. Đầu tiên, phải chuẩn bị cho con một sức khỏe ổn định, trẻ được chăm sóc dinh dưỡng chu đáo, cho làm quen một số món ăn quen thuộc của mọi gia đình, từ lỏng tới rắn, từ băm nhuyễn như hạt đậu đến nguyên miếng như bữa ăn của người lớn. Các trường mầm non hiện nay được đầu tư bữa ăn rất đa dạng thực phẩm, theo xu hướng đổi mới nhất hiện nay, trẻ được ăn các món xào, chiên, hấp, kho, các món canh, các loại trái cây và nhiều hình thức khác. Khi đưa con đi học, cha mẹ cũng rất cần chú ý đến thực đơn của nhà trường để theo dõi khi gặp những món ăn trẻ dị ứng. Khi trẻ bệnh, cần cho trẻ đi thăn khám kịp thời, nghỉ ngơi đủ, không nên đưa trẻ đến trường với sức khỏe mệt mỏi. Trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi, lo âu, kém ăn, khó ngủ.

Bữa ăn gia đình mình như thế nào thì trường mầm non cũng sẽ lên thực đơn tương tự như vậy. Nên cha mẹ phải cho trẻ ăn, ăn đầy đủ các món, tập dần cách tự phục vụ trong khi ăn như: xúc cơm ăn, lấy thức ăn, mời người lớn, nói cảm ơn, giữ trật tự trong giờ ăn. Đây chính là hoạt động chủ đạo nhất của trường mầm non. Trẻ mầm non vừa học vừa chơi, học hành vi ứng xử mọi lúc mọi nơi, nhiều nhất là trong giờ ăn. Cho nên, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tốt, hành vi đúng trong giờ ăn là một phần không nhỏ giúp trẻ tự tin khi đi học.

Một vài tuần đầu, với trẻ mới đi học, trẻ sẽ khóc, khóc rồi sẽ được cô giáo tạo ra cơ hội để hòa nhập với các bạn, thông qua giờ học, giờ chơi, trẻ sẽ hết khóc rất nhanh và tìm bạn để vui chơi. Nhưng nếu tới giờ ăn trẻ khó khăn trong việc ăn uống thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự tập trung trong việc học. Nói tới đây, tôi xin kể một vài trường hợp qua vài năm tôi công tác ở trường mầm non, để một lần nữa tôi khẳng định với tất cả các bậc phụ huynh rằng, sức khỏe và khả năng ăn uống của trẻ quyết định chủ yếu cho việc trẻ tự tin ở trường, và góp phần không nhỏ cho việc chăm sóc dạy dỗ của các cô giáo mầm non, giảm tải những áp lực và tiêu cực có thể hy hữu xảy ra, mà không ai mong muốn, những yêu cầu của phụ huynh như: Con tôi chỉ biết ăn cơm với chà bông, không biết ăn những món khác; Con tôi không biết ăn rau nên cô đừng cho bé ăn; Con tôi không thích ăn tôm nên cô đừng cho bé ăn…

Rất nhiều yêu cầu của phụ huynh yêu cầu như trên. Phải nói rằng, giáo viên mầm non luôn trên tinh thần làm việc là làm theo ý phụ huynh, hoặc có thuyết phục nhưng không thành công, vì phụ huynh có quá nhiều lý do. Nhưng việc này ảnh hưởng không nhỏ đến những bước đi tiếp theo, cho trẻ về sau. Hoặc có những phụ huynh ở nhà mỗi khi cho con ăn dắt đi mớm từng muỗng cơm từ đầu làng đến cuối xóm, nhưng khi vào lớp học đâu thể nào cô giáo cho trẻ ăn với hình thức như vậy. Trong khi đó, bất cứ cha mẹ nào cũng muốn con mình ngoan, con mình giỏi, nhưng những vấn đề cơ bản ấy các bậc cha mẹ vẫn không giúp đỡ con mình được. Câu nói: “Mọi việc trông chờ vào thầy cô, nhờ cô dạy giúp”, là một thử thách cam go cho các cô nuôi dạy trẻ. Khi các cô dạy một đàng mà phụ huynh về nhà thực hiện một nẻo, kiểu như “Trống đánh xuôi mà kèn cứ thổi ngược”. Điều này thật sự là nan giải khi một lớp học gặp những tình huống khó xử như vậy.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình đến trường với một tâm trạng vui tươi và hạnh phúc. Nhưng lại hay có thói quen hăm dọa con, những câu như: “Con mà không ăn mẹ sẽ mách cô giáo, cho cô giáo phạt con”, hoặc “Hôm nay con đi học có bị cô giáo phạt không?”, “Ở trường có bạn nào đánh con không”, “Con không ngoan, mai mẹ bỏ mẹ không đón con”… Và rất nhiều câu nói mà chỉ khiến môi trường giáo dục trở nên xấu đi trong mắt trẻ, một nơi khiến trẻ ám ảnh. Rồi hỏi tại sao, mỗi ngày thức giấc con trẻ sợ phải đi học, khi ở trường chỉ nghe thấy những điều áp lực và ràng buộc, không phải là ngôi nhà thứ hai của trẻ.

Nhân dịp mùa tựu trường sắp đến, tôi viết những dòng chia sẻ này, với tinh thần mong mỏi các bậc cha mẹ chung tay cùng với các cô giáo mầm non, giúp trẻ tự tin hơn trong việc đến trường, để ngày khai giảng với một tâm thế chung của cả nước xây dựng một ngành học mầm non vững mạnh trước những khó khăn thử thách.

H Xuân Đà

 

Bình luận (0)