Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Giáo dục nhìn từ New Zealand

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc (GD) luôn đưc quan tâm, đy mnh nhng hot đng thc hành, ng dng kiến thc vào thc tin ngay khi còn ngi trên ghế nhà trưng đã giúp HS, SV New Zealand giàu k năng đ t tin bưc vào cuc sng, tham gia vic làm trong tương lai.

Bà Robbie Pickford – Giám đc qun lý D án tăng trưng và sáng to ca Hip hi các trưng New Zealand

Báo Giáo dục TP.HCM số đặc biệt 20-11-2018 xin giới thiệu tới quý bạn đọc, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực GD-ĐT, có tâm huyết với GD nước nhà ý kiến của 2 chuyên gia GD New Zealand. Chúng tôi hy vọng qua các ý kiến này sẽ phần nào giúp các thầy cô giáo có những đổi mới trong GD để chất lượng GD Việt Nam được nâng lên, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Ly tương lai HS làm  trng tâm GD

Theo bà Robbie Pickford – Giám đốc quản lý Dự án tăng trưởng và sáng tạo của Hiệp hội các trường New Zealand, giáo dục phổ thông (GDPT) ở New Zealand được tập trung lấy tương lai HS làm trọng tâm, giúp HS có thể áp dụng những gì đã học, hiểu và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Mọi hoạt động học tập luôn được lên kế hoạch từ trước để đảm bảo HS hiểu được những gì đã học và sẽ tiếp tục khám phá những kiến thức mới. Các em sớm được định hướng cần phải học những gì trong khi ngồi trên ghế nhà trường. Và sẽ có thêm bộ phận tư vấn để các em nhận được cơ hội to lớn trên con đường học tập, từ đó hoàn toàn chủ động, chú tâm vào phát triển các kỹ năng.

Thông thường chương trình GDPT có 5 học phần chính để HS học tốt kỹ năng và có nghề nghiệp tương lai tốt. Đó là cách suy nghĩ tư duy; sử dụng ngôn ngữ, ký tự, văn bản; tự quản lý bản thân; có sự đồng cảm với người khác và sự quan tâm, cống hiến đến cộng đồng. Khâu đánh giá cũng hết sức quan trọng. Thành tựu GD bao gồm cả lý thuyết, học thuật lẫn thực hành vì thế tất cả đều được đánh giá như nhau. Ở đó, HS cũng phải tự đánh giá, tự nhìn nhận kết quả bản thân và các em tự đánh giá lẫn nhau dưới sự giám sát của giáo viên (GV).

Đối với GV – người đóng vai trò quan trọng trong hướng dẫn HS học tập nên đòi hỏi người thầy phải biết được HS của mình là ai, học được những gì, đang cần học những gì để có cách giúp đỡ các em bước tiếp trên con đường học tập. Đồng thời, GV cũng hết sức tôn trọng quyết định của HS.

Gi hc ca HS New Zealand

Phương pháp giảng dạy của GV luôn đòi hỏi linh hoạt, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tại cùng một thời điểm để đáp ứng nhu cầu riêng HS. Qua đó tìm ra được sự hứng thú, sẵn sàng của từng HS, giúp các em có được kết quả tốt nhất. Ví dụ trong vai trò là người hướng dẫn, GV chỉ cho HS biết được đề cương môn học nhưng không nói ra vấn đề nào là chính, lúc này đòi hỏi HS phải chủ động, tự tìm phương pháp học tập, đáp ứng được yêu cầu GV. Các em luôn được khuyến khích đặt câu hỏi để có một bộ óc cởi mở, tìm cách tạo ra những điều mới mẻ trong học tập, thực hành…

Điều đặc biệt, môi trường học tập của HS New Zealand hết sức mở. Tùy vào nội dung bài dạy mà có thể diễn ra ở ngoài lớp học như trong bếp ăn, ra bãi biển, ngọn núi… Thậm chí trong lớp học cũng không còn bàn ghế truyền thống, các em có thể đứng, ngồi bất cứ chỗ nào. Môi trường này giúp HS thích thú, có thể tham gia theo nhóm, phát triển kỹ năng sáng tạo, ứng dụng, tăng tính gắn kết, tự tin và trở thành người muốn học tập suốt đời.

Đưa chương trình đào to vào các chiến lưc tng th ca quc gia

Ông john Laxon – Giám đốc khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông của cơ quan GD New Zealand – cho biết: Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số và xu hướng toàn cầu hóa đã và đang tạo ra thách thức mới cho ngành GD không chỉ New Zealand, Việt Nam mà còn là của tất cả các nước trên thế giới. Lực lượng lao động trong tương lai cần phải làm chủ các kỹ năng như khả năng thích ứng môi trường, giao tiếp đa văn hóa, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và khả năng định hướng trong một thế giới đang ngày càng phát triển.

Để đáp ứng được những kỹ năng này, đòi hỏi SV phải được trang bị các kỹ năng khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường mới có thể tồn tại trong suốt sự nghiệp của mình về sau. Điều đó có nghĩa các kỹ năng mềm trở nên hết sức quan trọng đối với SV vừa tốt nghiệp.

Chỉ số Chuẩn bị cho tương lai (Worldwide Educating for the Future Index 2017) chỉ ra rằng, nhiều nền kinh tế cũng như các hệ thống GD hiện nay chưa đáp ứng được các thách thức. 1/5 dân số thế giới có kỹ năng đọc kém, 1/4 dân số thế giới có kỹ năng tính toán kém và 1/2 dân số thế giới thiếu hụt kỹ năng máy tính.

Tuy nhiên, qua xếp hạng của Tổ chức Economist Intelligence Unit, New Zealand là đất nước dẫn đầu về chỉ số Chuẩn bị cho tương lai. Đây là một chỉ số tổng hợp toàn cầu quan trọng đối với đánh giá cả hệ thống GD trên cơ sở nhiều khía cạnh chứ không riêng tập trung vào chỉ số hẹp đó là bài kiểm tra. Nói cách khác, chỉ số này đánh giá cụ thể hiệu quả của các hệ thống GD trong việc chuẩn bị tương lai cho HS, SV từ 14 đến 24 tuổi thành công trên con đường nghề nghiệp toàn cầu, thông qua các kỹ năng liên ngành như kỹ năng sáng tạo, phân tích, kinh doanh, lãnh đạo, kỹ năng số và kỹ thuật, nhận thức toàn cầu và GD công dân…

350

Ông John Laxon – Giám đc khu vc Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông ca cơ quan giáo dc New Zealand

Mi năm, New Zealand đón hơn 130 ngàn HS, SV quc tế (trong đó HS, SV Vit Nam chiếm khong 2.500 em) vi s tăng trưng hơn 36%  khi trung hc và 14%  khi ĐH.

Tại sao GD New Zealand thành công?

New Zealand là quốc gia có nền thương mại cởi mở, luôn chào đón tất cả các quốc gia đến hợp tác phát triển trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, New Zealand hết sức coi trọng phát triển GD, du lịch, bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp. Đây được xem là nền kinh tế hết sức quan trọng.

Chương trình GD-ĐT ở New Zealand diễn ra toàn diện, gắn kết từ mầm non đến lớp 12, ĐH, sau ĐH. Tất cả đều nằm trong một khung thống nhất và hướng đến 3 cam kết: Chất lượng GD, trải nghiệm cho người học; phục vụ cho tăng trưởng bền vững kinh tế và mối quan hệ hợp tác với đối tác, các hệ thống GD trên toàn thế giới; phát triển các thế hệ công dân toàn cầu.

Phương pháp tiếp cận GD toàn diện rất quan trọng đối với việc chuẩn bị tương lai của SV, ở đó đảm bảo sự gắn kết, lãnh đạo của Chính phủ trong toàn bộ hệ thống GD từ tiểu học đến sau ĐH. Như trong nền công nghiệp cũng có ưu tiên cho lĩnh vực GD, bởi đây là nền tảng căn bản để giúp kinh tế công nghiệp phát triển. Hoạt động đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp cũng là nền tảng thành công cho GD. Các tổ chức GD thuộc sở hữu của các doanh nghiệp luôn có sự hợp tác rất tốt với các trường ĐH nói riêng, trường học nói chung trong việc lồng ghép kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo.

Về mặt công nghệ cũng là vấn đề ưu tiên hàng đầu ở New Zealand. Gần 100% trường học được kết nối internet với băng thông rộng giúp SV học tập, phát triển. Tiếp cận với internet, nền tảng kỹ thuật công nghệ để SV được phát triển trở thành công dân kỹ thuật số chứ không chỉ đơn giản biết về kỹ thuật số. Khi xác định được nghề nghiệp của mình hay những mong muốn của doanh nghiệp thì SV đã có sẵn các kỹ năng cần thiết để làm việc.

Ưu tiên hàng đầu nữa mà Chính phủ đưa ra đó là đào tạo, phát triển đội ngũ GV với đầy đủ kiến thức, kỹ năng và họ tiếp tục nâng cao các kỹ năng của mình trong suốt quá trình làm việc. Việc đầu tư nhiều vào CNTT và kỹ thuật số cũng nhằm tác động đến GV, đội ngũ này sẽ có được kỹ năng công nghệ mới nhất, từ đó hỗ trợ vào hoạt động dạy học trong lớp học của mình…

Ông Tony Wagner thuộc ĐH Harvard từng nói: “Thế giới ngày nay không quan tâm đến kiến thức SV là gì mà quan tâm SV làm được gì với kiến thức đó?”. Như vậy, với hệ thống GD tại New Zealand, SV được đào tạo làm sao để có thể áp dụng kiến thức vào thế giới thực, giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống. Ở đó SV được đặt ra những thách thức tích cực trong môi trường học không có giới hạn; luôn được khuyến khích sự tò mò, ý tưởng mới cũng như cách làm mới…

Minh Phương (ghi)

 

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)