Đây là điểm mới trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT ban hành vào ngày 15-4-2017 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1-6-2017, thay thế cho Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20-10-2015. Với điểm mới này sẽ giúp cho người khuyết tật (NKT) có thêm cơ hội điều khiển xe bốn bánh thay vì chỉ “trung thành” với xe ba bánh tự chế như trước đây.
NKT còn thiếu thông tin để xác định tình trạng sức khỏe nên chưa tự tin thi GPLX hạng A1 |
NKT được thi GPLX ô tô số tự động
Tại điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định: “GPLX hạng A1 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3; NKT điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho NKT”. Tương tự, “GPLX hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; Ô tô dùng cho NKT”.
Tại điều 43 và 44 của thông tư về đào tạo và sát hạch lái xe với đối tượng đặc thù quy định: “Đào tạo đối với NKT điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho NKT để cấp GPLX hạng A1 và cấp GPLX hạng B1 số tự động cho NKT có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo”. Riêng đối với NKT thi GPLX hạng B1, cơ sở đào tạo có thể sử dụng xe hạng B1 số tự động của mình để làm xe tập lái, hoặc cũng có thể sử dụng ô tô của NKT để làm phương tiện tập lái cho học viên, với điều kiện xe ô tô này phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của NKT và đảm bảo các quy chuẩn theo quy định chung.
Bên cạnh đó, người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định như đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, đơn đề nghị học và sát hạch cấp GPLX theo mẫu quy định… Đồng thời, người học phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được cấp phép, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định. Trong đó, NKT có thể tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra để được cấp chứng chỉ. Nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ về mặt tâm lý cho NKT, trong quá trình thi NKT vẫn có thể sử dụng xe của chính mình. Khi đó, sát hạch viên của trung tâm sẽ cùng ngồi trên xe của NKT để chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường.
Thiếu thông tin về giám định sức khỏe
Có thể nói, một trong những rào cản khiến NKT thiếu tự tin trong việc làm hồ sơ thi GPLX là do thiếu thông tin trong việc xác định được tình trạng sức khỏe của mình. Tiêu biểu như trường hợp của anh Phạm Quang Thắng (41 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM). Anh Thắng cho biết mặc dù bị tật chân phải và hai chân có chiều dài không bằng nhau, nhưng vẫn có thể di chuyển được và đã điều khiển được xe mô tô và cả xe ô tô số tự động. Tuy nhiên, vì không biết tình trạng sức khỏe của mình có đủ điều kiện để dự thi GPLX hay không, nên GPLX hạng A1 anh cũng chưa dám nộp hồ sơ thi và cũng không biết khám sức khỏe làm hồ sơ thi ở đâu, cho dù theo Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT có quy đ?nh c?p GPLX m? t? ba b?nh cho NKT t? n?m 2015. T??ng t?, anh Phan V?n D?ng (ng? qu?n Th? ??c) b? khuy?t t?t ch?n tr?i ph?i nh? ??n s? t? v?n c?a C?ng th?ng tin ịnh cấp GPLX mô tô ba bánh cho NKT từ năm 2015. Tương tự, anh Phan Văn Dũng (ngụ quận Thủ Đức) bị khuyết tật chân trái phải nhờ đến sự tư vấn của Cổng thông tin điện tử NKT Việt Nam, anh mới hiểu rõ cách thức đi khám sức khỏe và mạnh dạn nộp hồ sơ đi thi GPLX hạng A1 tại Trung tâm Dạy nghề và đào tạo lái xe Trường ĐH Cảnh sát nhân dân vào cuối tháng 3 vừa qua. “GPLX mô tô A1 đối với mọi người chỉ là việc đơn giản, nhưng tôi đã mừng hết mức vì đã hơn 25 năm chạy xe nhưng không có bằng lái”.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có quy định rất rõ về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, cũng như việc cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe để NKT nộp hồ sơ thi lấy bằng lái xe. Theo đó, tiêu chuẩn được phân chia thành 9 chuyên khoa gồm: tâm thần, thần kinh, mắt, tai-mũi-họng, tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, thuốc và các chất hướng thần khác. Bằng phương pháp loại trừ, thông tư cũng đã chỉ rõ những đối tượng nào thì không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo các hạng xe tương ứng. Chẳng hạn như về mắt, bảng tiêu chuẩn sức khỏe quy định nếu còn một mắt mà thị lực nhỏ hơn 4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) thì sẽ không đủ điều kiện thi GPLX hạng A1, nhỏ hơn 5/10 không được thi hạng A2, A3, A4, B1, B2; Hoặc chiều dài tuyệt đối của hai chi trên và hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ thì không đủ điều kiện thi GPLX các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E…
Ông Khuê cũng lưu ý, hiện nay các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đều có đủ năng lực, thiết bị y tế để kiểm tra sức khỏe cho người lái xe. Do đó, người dân nên yêu cầu thầy thuốc khám đúng chất lượng và quy trình chuyên môn để phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bản thân. Bộ cũng đã chỉ đạo và yêu cầu kiểm tra sát sao việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo quyền lợi cho người dân”. Riêng đối với những người đã được cơ sở y tế xác định không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển mô tô, thì có thể sử dụng loại xe máy có dung tích xy lanh nhỏ hơn 50cm3, hoặc các loại phương tiện khác mà không cần phải có GPLX theo quy định của pháp luật.
Bài, ảnh: Vũ Phương
Bình luận (0)