Một bộ phận sinh viên đang bị lôi kéo, dụ dỗ, tham gia các tệ nạn xã hội đã gây nên nhiều hệ lụy xấu cho gia đình, nhà trường và xã hội. Xung quanh vấn đề này, Tiền Phong có cuộc trao đổi với PGS.TS Phùng Trung Tập hiện công tác tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
Khó thoát ra nếu nhúng chàm
Ý kiến của PGS thế nào trước hiện tượng sinh viên bị nhiều đối tượng rủ rê, lôi kéo cùng tham gia tệ nạn xã hội?
một số sinh viên bị lôi kéo, rủ rê tham gia vào quan hệ không lành mạnh, vi phạm pháp luật. Đó là những sinh viên thụ động nên đã mắc những sai lầm, vi phạm pháp luật, tự đánh mất mình và ngày càng sa lầy vào các quan hệ bất lợi cho tư cách đạo đức xã hội của sinh viên. Theo đó, một số sinh viên đã có những hành vi vi phạm pháp luật như: đánh nhau, nghiện hút, đánh bạc, làm môi giới cho các tệ nạn xã hội…
Về tâm lý, sinh viên mắc phải tệ nạn rất muốn giải thoát nhưng chính bản thân sinh viên là một chủ thể có vai trò quan trọng hoặc đã là một “mắt xích” trong mối quan hệ đa tầng, phức tạp. Khi đó, họ vô hình bị ràng buộc về vật chất, tinh thần, liên quan đến nhiều chủ thể bất hảo hoặc “xã hội đen” mà không thể thoát khỏi được.
Theo PGS, hiện xã hội có những cạm bẫy nào khiến sinh viên dễ mắc phải?
“Về tâm lý, sinh viên mắc phải tệ nạn rất muốn giải thoát nhưng chính bản thân sinh viên là một chủ thể có vai trò quan trọng hoặc đã là một “mắt xích” trong mối quan hệ đa tầng, phức tạp. Khi đó, họ vô hình bị ràng buộc về vật chất, về tinh thần liên quan đến nhiều chủ thể bất hảo hoặc “xã hội đen” mà không thể thoát khỏi được”.
PGS.TS. Phùng Trung Tập |
Trong một xã hội đang phát triển, có nhiều mối quan hệ đa chiều, đa tầng và ngày càng phát sinh đa dạng, phức tạp. thứ nhất phải kể đến cạm bẫy về vấn đề tìm việc làm thêm của sinh viên hiện nay, đặc biệt là những hợp đồng lao động ảo. Tiếp đó, là việc rất nhiều sinh viên hám của, hám vật chất, bị lôi kéo và vô tình đánh mất giá trị, phẩm chất bản thân. Một bộ phận bạn trẻ có tâm lý thích được tôn vinh là người “sành điệu” trong cộng đồng; mắc bệnh “ngôi sao”, sống ảo do sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Còn một số bạn trẻ thích hưởng thụ, lười lao động hoặc lao động ít lại muốn kiếm được nhiều tiền, lâu dài dẫn đến ảo tưởng về bản thân và sa đà vào nhiều tệ nạn.
Nguyên nhân từ đâu mà những cạm bẫy này được hình thành và đang âm ỉ trong xã hội, thưa PGS?
Hiện nay, trong xã hội còn tồn tại hiện tượng nhiều giá trị bị đánh tráo, bị đảo lộn, bị đánh giá chưa đúng. Do vậy “phần vàng đủ tuổi, phần là đồng thau” là thực trạng tồn tại trong xã hội, gây ra những nhầm lẫn tai hại trong quan hệ xã hội. Tạo điều kiện cho nhiều kẻ cơ hội thực hiện tham vọng bất lợi cho xã hội.
Cần thông báo kịp thời các tệ nạn
Tâm lý sinh viên có tác động như thế nào đến hành vi trái đạo đức, pháp luật của họ?
Về tâm lý, sinh viên là lớp người thực sự trẻ về tuổi đời và chưa có nhiều kinh nghiệm sống. Nếu xét về mặt sinh học, độ tuổi sinh viên là độ tuổi đang trong quá trình hoàn thiện mình cả thể xác lẫn tâm hồn, có nghĩa là còn đang trong quá trình lớn lên. Hơn nữa, tính nhạy cảm của sinh viên lại rất cao, vừa là người lớn, vừa đang tiếp tục lớn nhưng lại rất muốn khẳng định năng lực của cá nhân. Là những người ham tìm hiểu những điều mới lạ, thậm chí chịu mạo hiểm để khám phá những điều mới. Tuy nhiên, họ lại chưa đủ vốn sống, kinh nghiệm để trải nghiệm. Vì vậy, đã vô hình chung phạm tội, hành xử trái nguyên tắc trật tự công cộng, an toàn xã hội, trái pháp luật và đạo đức xã hội. Có những hậu quả mà sinh viên tạo ra trái đạo đức xã hội, trái pháp luật mà chỉ khi bị kết án mới nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm từ hành vi của mình.
Những hành vi này của sinh viên sẽ gây nên hậu quả gì?
Hậu quả, trước hết sẽ gây tổn thương đến chính bản thân người thực hiện tệ nạn xã hội về sức khỏe; khủng hoảng về mặt tài chính, tinh thần; làm tha hóa về nhân cách; rối loạn tâm lý, hành vi; rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội. Những hành vi của người vi phạm sẽ gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho những người tốt. Ngoài ra, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Theo PGS, làm sao để xây dựng thế hệ thanh niên thượng tôn pháp luật?
Những trường ĐH, CĐ không đào tạo chuyên ngành luật nên có các môn học pháp luật ngoại khóa, cung cấp kịp thời cho sinh viên những quy định cơ bản của pháp luật an toàn giao thông, pháp luật môi trường, luật giáo dục, luật hình sự, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình… nhằm cung cấp cho người học hiểu những quy định cơ bản của pháp luật hiện hành. Sinh viên được học luật sẽ ý thức được hành vi của mình trong quan hệ xã hội, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi có nguy cơ nguy hiểm cho xã hội, tôn trọng quyền con người nói chung và các quyền dân sự nói riêng.
Theo TPO
Bình luận (0)